Friday, February 25, 2011

09/12/2010 Sex trước 18 tuổi dễ mắc ung thư cổ tử cung

Thứ năm, 9/12/2010, 08:16 GMT+7

Quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa: Static.

Những chị em quan hệ tình dục trước 18 tuổi có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp gần 3 lần những người quan hệ sau độ tuổi này. Trong khi gần như 100% các ca ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV tuýp nguy cơ cao.
> UTCTC gây tử vong vì ít có triệu chứng

Theo các chuyên gia, lý do là vì ở lứa tuổi vị thành niên, cấu trúc cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện, nếu quan hệ tình dục thì virus sẽ dễ dàng tấn công gây bệnh.

Ngoài ra, những người từng có quan hệ tình dục với hơn một người trong đời có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn gấp 3 lần so với người chỉ có một bạn đời.

Đây là kết quả nghiên cứu trong năm 2010 của nhóm tác giả Lê Thị Thanh Hà, Vũ Thị Hoàng Lan (Đại học y tế công cộng) và Lương Thu Oanh (Vụ bà mẹ sức khỏe trẻ em, Bộ Y tế). Hơn 1.500 phụ nữ đã có chồng tuổi từ 18 đến 69 tại Hà Nội và TP HCM đã tham gia khảo sát.

Kết quả tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ Hà Nội là hơn 6% còn TP HCM là hơn 8%. Điều đáng lưu ý là trong số đó, phổ biến nhất là virus HPV-16 và HPV-18, hai chủng này chịu trách nhiệm đến 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Thực tế là không phải mọi người nhiễm HPV đều bị ung thư cổ tử cung mà chỉ có một tỷ lệ nhỏ phát triển thành tiền ung thư hoặc ung thư không xâm lấn. Những trường hợp này nếu không được điều trị sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung. Thế nhưng, theo thống kê ở các bệnh viện chuyên khoa, bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 60%.

Bệnh nguy hiểm bởi quá trình ủ bệnh kéo dài trong suốt 15 năm, có thể phát hiện dễ dàng nếu đi khám định kỳ, chỉ bằng một test pap đơn giản, giá chỉ 100.000 đồng. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì 80-90% trường hợp sẽ khỏi bệnh sau 5 năm điều trị. Thế nhưng phần lớn người dân Việt Nam không có thói quen đi khám định kỳ.

Một nghiên cứu của Tổ chức Health Bridge được đưa ra tại hội thảo ung thư cổ tử cung tại Việt Nam tổ chức sáng 7/12 tại Hà Nội cho thấy chỉ có hơn 37% người đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Lý do là thấy không cần thiết, tốn kém và không có thời gian.

Bên cạnh đó, nhân thức của người dân về yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa còn hạn chế. Hơn 80% người được hỏi biết đến ung thư cổ tử cung nhưng có đến hơn một nửa không biết yếu tố nguy cơ nào. Hơn 42% không biết dấu hiệu nào cảnh báo bệnh.

Nghiên cứu này vừa được thực hiện tại Hà Nội, Huế, TP HCM (từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2010) với sự tham gia của gần 1.000 người dân, lãnh đạo ngành y tế, cán bộ y tế cơ sở, bệnh nhân ung thư.

Theo các chuyên gia, văcxin là biện pháp can thiệp hàng đầu. Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam triển khai thí điểm tiêm miễn phí tại Cần Thơ và Thanh Hóa, cho hơn 10 nghìn trẻ em gái 11 tuổi hoặc nữ sinh lớp 6.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), có 64 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chiếm khoảng 0,3% số mũi tiêm. Chủ yếu là các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, một trường hợp ngất. Ngoài ra không ghi nhận ca phản ứng nghiêm trọng nào.

"Chúng tôi hy vọng sớm đưa tiêm văcxin HPV vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em gái", ông Hiển nói.

Tại Việt Nam tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung là 20 trên 100.000 phụ nữ với tỷ lệ tử vong là 11 trên 100.000. Ung thư này phổ biến ở các nước đang phát triển, cao gấp 6-10 lần so với các nước phát triển.

Nam Phương

10/12/2010 'Chết chìm' trong vòng tay âu yếm của bố mẹ

Thứ sáu, 10/12/2010, 10:06 GMT+7

Ảnh chỉ có tính minh họa: okanagan.bc.ca.

“Từ bé đến giờ sợ nhất là mỗi lần xin phép đi chơi với bạn. Hầu như em phải chuẩn bị đến một tuần để nghĩ xem nói thế nào, đi chơi với ai, đi đâu, làm gì, để mẹ thấy an toàn nhất”, Vi, 18 tuổi, sinh viên Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Hà Nội, tâm sự.
> Trẻ nhát do người thân bao bọc quá kỹ

Đã là sinh viên rồi nhưng Vi vẫn được mẹ chăm sóc "đến tận răng", đến mức đôi khi em cảm thấy mệt mỏi và ngạt thở. Xin được đi chơi đã khó, nhưng nếu nhận được sự đồng ý thì còn bị tra tấn hơn, bởi liên tục bị mẹ hỏi thăm, điều tra suốt chuyến đi đó.

“Mẹ luôn gọi điện thăm hỏi xem đã đến nơi chơi, đang làm gì thế, hay nhắc nhở đến giờ về rồi, về nhanh đi..., khiến nhiều khi xin phép được rồi em lại thấy ngán ngẩm không muốn đi nữa”, cô gái trẻ tâm sự.

Chính vì thế, hầu hết những buổi liên hoan với lớp, hay tụ tập bạn bè đều vắng mặt Vi, và hậu quả là dần dần cô cảm thấy bản thân như bị tách khỏi bạn bè. “Nhiều khi ngồi nghe các bạn nói chuyện mà không biết thông tin gì để tham gia, thấy mình như người lạc loài”, Vi bảo.

Nếu Vi bị mẹ coi là em bé mẫu giáo thì Phương (20 tuổi, sinh viên Đại học Mở Hà Nội) lại là “búp bê’ của gia đình. Từ nhỏ đến lớn cô không phải đụng tay vào bất cứ việc gì, dù muốn hay không. Những kỹ năng cơ bản như giặt giũ, lau nhà, nấu cơm… hầu như rất xa lạ với Phương. Nhiều lần cô cương quyết xách xô nước lên lau dọn tầng hai thì chưa được 10 phút mẹ đã chạy lên giằng lấy làm. Và tất nhiên Phương cũng không có cơ hội va chạm trong cuộc sống.

Phương kể: “Em cũng rất muốn tham gia sinh hoạt trong những câu lạc bộ, nhưng nhiều lần xin phép bố mẹ đều nhận được những cái lắc đầu với lý do như: Có thời gian rảnh thì nằm ở nhà nghỉ ngơi cho thư thả đầu óc, chạy ra đường tối ngày làm gì, bị ốm thì khổ ra…. Thế rồi em không muốn xin đi đâu nữa, đành ngồi ở nhà cho yên ổn".

Không chỉ con gái được cưng chiều thái quá mà nhiều cậu trai cũng đồng cảnh ngộ. Trường hợp của Dũng (sinh viên năm 2 Đại học Bách Khoa) là một ví dụ. Tuy là con trai nhưng cậu chưa bao giờ được làm theo ý mình. Đi đá banh thì mẹ bảo “dơ bẩn, dễ ngã”, đi bơi thì ba cản "nước hồ hàng bao nhiêu con người tắm chung, dễ lây bệnh, có những tên biến thái…”.

Tệ nhất là một lần cậu làm quen với cô gái mình thích, nhưng chỉ hai tuần sau bị mẹ lôi ra giáo huấn cho một trận: "Đang đi học, không lo học đi, cấm không được yêu đương gì hết, tốn tiền, tốn thời gian!”. Sau chuyện đó Dũng đâm ra chán nản, và cuộc sống chỉ bó gọn trong căn phòng với máy tính, chơi game, xem phim chưởng, đọc truyện tranh.

Một trường hợp khác, lấy lý do giữ tiền là tốt cho con, bà Hân (49 tuổi, Phan Huy Ích, Hà Nội) đã đưa ra tiêu chí kiểm soát tiền bạc của con cái chặt chẽ: khi con gái đi đâu xin tiền đều phải thống kê mua thứ gì, mua ở đâu, đi mua cùng với ai…? Còn với cậu con trai năm nay học năm thứ 2 Đại học Giao Thông Vận Tải thì bà áp dụng chiến lược chặt chẽ hơn vì sợ con trai xin tiền đi... "bao gái".

“Bây giờ có nhiều tiền ra ngoài không tốt, con gái nhìn vào chúng nó lại chỉ yêu vì tiền chứ thật lòng gì!”, bà Hân tâm sự, giọng bất an.

Chuyên gia Nguyễn Thị Hằng, Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội nhận định: “Tình trạng bao bọc con kiểu này không hiếm, xuất phát từ tâm lý của những bậc cha mẹ đều là yêu thương con cái. Nhưng một số người lại không nhận ra rằng con mình cần phải lớn, vì vậy họ giữ con quá chặt, đến mức trẻ muốn chạy ra cũng không được, mệt mỏi quá và chúng không còn muốn chạy nữa. Trẻ cần có tiếng nói, cần học cách làm việc và tự biết chăm sóc bản thân, cần giao tiếp và va chạm. Nếu chúng không có kinh nghiệm thực tế thì chính sự yêu thương của cha mẹ là một sợi xích".

Trung tâm của bà Hằng từng nhận nhiều cuộc điện thoại "tố khổ" của các bạn trẻ trong vòng vây giam hãm của gia đình, không ít cuộc trong đó từ những bạn trẻ sống trong nhung lụa. Nhiều em cho biết cảm thấy chán đời, thấy ức chế hoặc thấy mình thừa thãi.

"Chính việc cha mẹ tước đi quyền tự do, tự quyết của trẻ một cách tuyệt đối đã tạo ra những những đứa trẻ lầm lì, thậm chí tự kỷ, khi các em ngồi giữa mọi người mà không hiểu mọi người nói gì. Ngược lại có trường hợp khi các em muốn quyết định mà không được tự quyết … khiến các em ấm ức và muốn phá phách", chuyên gia phân tích.

Song, nói đến bậc cha mẹ cũng cần nói đến sự tự vận động của trẻ. "Nếu chẳng may rơi vào tình trạng ấy, các bạn trẻ hãy bằng những hành động cụ thể để xây dựng lòng tin với bố mẹ, để chứng minh rằng mình có thể có những quyết định đúng đắn, có thể tự làm nhiều việc", chuyên gia đưa ra ý kiến.

Đồng Phương Thảo


Giống như tôi ^^!
Bạn Vi là con gái, mới 18 tuổi, tôi thì 30 rồi, công chức nhà nước, thành công trong sự nghiệp thì chưa dám nói nhưng cũng coi là có chút danh vọng, lại là con trai nữa nhưng cũng không khác với hoàn cảnh này lắm, đi chơi thì cũng 9h thôi nhé, đi đâu đột xuất thì phải có ý kiến của phụ huynh!!! Thế mới thấy được thương cũng không sướng lắm nhỉ ^^ Kiểu này ế vợ là chắc rồi quá

( PN )


--------------------------------------------------------------------------------

haizzz

Cũng cùng cảnh ngộ. Đôi khi phụ huynh vì quá lo cho con cái mà gây ra tâm trạng ức chế rồi dần dần tạo ra những tính cách tiêu cực mà họ không hề hay biết.

( ToRi )


--------------------------------------------------------------------------------

Cha mẹ phải quản lý con cái.

Bố mẹ quản lý, giáo dục con cái và có tránh nhiệm quản lý, giáo dục con cái, kể cả khi chúng đã lấy vợ, lấy chồng là chuyện bình thường. Trong xã hội đầy dãy những khiếm khuyết như hiện nay, nếu không muốn mất con thì không được buông rời quản lý. Phạm vi quản lý phải toàn diện từ học tập, vui chơi, bè bạn, yêu đương v.v.. Một điều cần trao đổi ở đây là phương thức, cách thức quản lý như thế nào cho phù hợp với tình hình, mức độ và tính cách của từng cháu. Đấy là nghệ thuật của từng ông bố, bà mẹ trong gia đình.

( Thaoviet )

25/02 Những thiếu nữ bị cha mẹ nuôi trong 'lồng kính'

Thứ sáu, 25/2/2011, 10:39 GMT+7

Ảnh có tính minh họa: doanhnhan360.com.

“Đi có xa không? Làm sao mà con đi một mình được, tay chân yếu rồi lại ngã ra đường thì ai lo. Để mẹ đèo đi”, cứ mỗi lần Vân Anh (22 tuổi, ở phố Trần Quý Cáp, Hà Nội) có việc đi đâu là y như rằng bà mẹ lại lặp lại điệp khúc ấy.
> 'Chết chìm' trong vòng tay âu yếm của bố mẹ

Tốt nghiệp đại học từ tháng 6 năm ngoái, nhưng đến giờ Vân Anh vẫn không thuyết phục được bố mẹ mua xe máy cho để đi làm, chỉ vì ông bà sợ con tay yếu không lái xe được.

"Chỗ làm của anh trai đi qua công ty mình nên ngày nào cũng phải đi nhờ xe anh. Từ hồi học cấp 3 đến hết 4 năm đại học, không bố mẹ thì anh đèo mình đến trường, đến khi đi phỏng vấn xin việc cũng đòi đưa đi. Lúc nào cũng sợ con đi lạc", Vân Anh kể. Thậm chí khi cô đề xuất sẽ tự đi làm bằng xe bus thì cũng bị cha mẹ gạt phắt, với lý do đi xe bus dễ bị móc túi, không có ghế ngồi phải đứng mỏi chân.

"Hồi trước, có công ty mình được nhận làm rồi nhưng bố mẹ còn không cho đi làm vì xa nhà quá. Suốt ngày mẹ ở nhà coi. Mình thấy mệt mỏi lắm, đôi khi ấm ức muốn khóc. Nhưng nói mà bố mẹ không hiểu…”, cô gái trẻ tâm sự.

Cũng trong tình cảnh bị cha mẹ giữ gìn như "ấn tín", Dương (21 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết đến tận giờ cô vẫn hầu như chưa có cơ hội đi chơi xa với bạn bè, vì cha mẹ chăm sóc quá kỹ.

"Mẹ vẫn bảo con gái thì phải nhẹ nhàng, phải nữ tính, phải có nề nếp nên không được làm gì thái quá, tự do. Bảo mình muốn gặp bạn bè có thể mời về nhà ăn uống, chứ không cần phải đi chơi", cô kể.

Có lần, vì muốn được đi uống cà phê sáng cùng nhóm bạn thân, Dương đã dắt xe máy ra khỏi nhà từ sáng sớm, tối về, cô nhận được lời đay nghiến của mẹ: "Con cứ thử xem, rời cái nhà này ra có sống được không?".

Với Hà (23 tuổi, biên tập viên một nhà xuất bản, quê ở Hải Dương) sự bao bọc của bố mẹ đã trở thành nỗi ám ảnh. “Bố lo cho bữa ăn của mình cũng là chuyện chính đáng, nhưng cứ luôn gọi điện cho mấy em họ trên này để nhắc mình ăn cơm".

Thậm chí, cô em họ của Hà đã có gia đình, lại bận rộn với một đứa con nhỏ cũng bị giao trách nhiệm giúp chị. "Chị về nhà chưa, đợi em cho thằng cu ăn bột rồi sang nấu cơm cho chị nha!”.

“Mình ngại lắm chứ, lớn rồi mà chả nhẽ một bữa cơm không nấu được, nói mãi bố không sửa, mình có phải tật nguyền gì đâu”, cô tâm sự.

Tháng trước chỉ vì chuyển nhà trọ mà bố mẹ nhất định bắt xe lên Hà Nội để chuyển đồ cho Hà. Nghe bảo mới có một anh chuyển đến, ở dưới phòng con gái, ông bà lại nằng nặc đòi chuyển nhà, còn nói sẽ cho con thêm tiền chi tiêu, chỗ mới đắt hơn cũng được. "Bố mẹ luôn làm thế, tự quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình, mình không phải là trẻ con mẫu giáo hay búp bê trong tủ kính …”, Hà thở dài mệt mỏi nói.

"Tâm lý của bố mẹ muốn bao bọc con cái là chuyện thông thường, nhưng việc thái quá như những trường hợp trên là không cần thiết", chuyên gia tư vấn tâm lý Huỳnh Văn Tâm từ tổng đài 19001080 nhận định. "Việc đó sẽ gây ra hai hệ quả, một tốt và một xấu. Tốt là yên tâm rằng con sẽ không gặp nguy hiểm, không bị va cham hay chịu thiệt thòi. Nhưng mặt khác lại tạo ra những cô cậu thiếu kinh nghiệm sống. Và quả thực, nhiều người 'rời nhà ra thì sẽ không sống nổi'".

Cũng theo ông Tâm, cha mẹ nên biết lắng nghe con cái hơn, khi họ trưởng thành thì nhu cầu giao tiếp, tự do và những xáo trộn tâm lý sẽ nhiều hơn khi ngồi trên ghế nhà trường. Nếu không sẽ xảy ra xung đột khi những đứa con muốn tự mình phá vỡ cái vỏ bao bọc.

Đồng Phương Thảo

Wednesday, February 23, 2011

23/02 Cách mạng trong thời đại thông tin



Lê Minh NguyênChỉ trong vòng hơn một tháng, kể từ ngày chàng thanh niên tốt nghiệp đại học 26 tuổi Mohamed Bouazizi tự thiêu ở Sidi Bouzid ngày 17-12-2010 để phản đối chính quyền Tunisia đã không tạo được công ăn việc làm cho giới trẻ mà còn nhiều lần tịch thu xe bán rau của anh vì lý do không có môn bài, thì cuộc cách mạng hoa lài  đã xảy ra vào giữa tháng 1-2011 ở Tunisia và sau đó lan ra Ai Cập.
Cả hai cuộc cách mạng đã đạt được thành công trong việc đẩy được tổng thống Tunisia, ông Zine el Abidine Ben Ali ra khỏi chức vụ và lưu vong sang Saudi Arabia ngày 15-1-2011 sau 23 năm độc tài cai trị. Ông tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, sau 18 ngày dân chúng biểu tình, cũng phải rút lui về Sharm el-Sheikh ở bờ biển Hồng Hải ngày 11-2-2011 sau 30 năm trị vì bằng thiết quân luật.
Hai cuộc cách mạng này đang tỏa ảnh hưởng sang các nước Algeria, Yemen, Jordan, Sudan, Bahrain, Libya, Iran và các quốc gia khác trong vùng Trung Đông. Ở đảo quốc Bahrain vua Hamad bin Issa al-Khalifa hứa cho mỗi gia đình 2.650 Mỹ kim để xoa dịu với hy vọng dập tắt các cuộc biểu tình nhưng nó vẫn xảy ra. Ở  Yemen ngày 12-2 có khoảng 4.000 sinh viên biểu tình ở trung tâm thủ đô Sana’a đòi tổng thống Ali Abdallah Saleh từ chức. Trong khi đó có hàng ngàn người biểu tình ở thủ đô nước Algeria đòi tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ chức.
Kỹ sư Ben Hazouz người Tunisia làm việc ở Paris, bay về Tunis tham gia biểu tình ngày 14-1 đã hãnh diện tuyên bố rằng “đây là cuộc cách mạng Internet đầu tiên trên thế giới. Trong thế giới Internet mới, cuộc cách mạng được thực hiện từ Châu Phi” (VOA 17-1). Lời nói này phản ảnh một hiện tượng chính trị mới khi nhân lọai đi vào Thời Đại Thông Tin.
Trong khi các chính quyền độc tài còn tổ chức bộ máy đàn áp của công an, tình báo theo Thời Đại Kỹ Nghệ để đối phó với các lực lượng chống đối có tổ chức rõ ràng, có lãnh tụ uy tín và một hay nhiều căn cứ địa nhất định. Việc đàn áp tương đối dễ dàng qua bắt bớ, giam cầm các thủ lãnh và bộ tham mưu đầu não để đập tan phong trào chống đối. Việc chuẩn bị kế họach đàn áp cũng đơn giản và ít thay đổi về mặt chiến lược, chỉ cần các điều chỉnh nhỏ về mặt chiến thuật.
Trong khi đó thì xã hội dân sự đã thay đổi sâu xa trong thời đại mới. Ngày nay việc tụ tập nhiều chục ngàn người như sinh viên trong các tuần lễ nghỉ, hay người lái xe gắn máy trong mùa hè, hoặc tụ tập vài trăm ngàn người như nhóm Tea Party trong Đảng Cộng Hòa, v.v., thì không cần lãnh tụ hay tổ chức rõ ràng và chặt chẽ, mà chỉ cần một vài lời nhắn trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, v.v., nó sẽ lan ra nhanh chóng. Các bộ máy đàn áp của chính quyền rất khó ngăn chận, vì không thể nào bắt hết dân chúng.
Nguyên nhân chính của những cuộc cách mạng quần chúng này là sự thất ngiệp và tệ nạn tham nhũng. Nó đưa đến một xã hội bất công mà trong đó thiểu số giai cấp thống trị giàu sang, hưởng đặc quyền đặc lợi, trong khi đại khối quần chúng thì không có khả năng để sinh tồn. Đây cũng là tình trạng đang hiện hữu ở Việt Nam.
Giới trẻ ở các nước đang phát triển ngày nay tiếp cận được với rất nhiều nguồn thông tin và kiến thức, nên không chấp nhận một sự cam tâm chịu đựng như ông cha của họ. Hơn nữa, do dân số thế giới tiếp tục tăng theo hình J của cấp số nhân, cho nên tài nguyên thiên nhiên càng ngày càng cạn kiệt và sự cạnh tranh để sinh tồn trong thế kỷ 21 mãnh liệt hơn. Cho nên với hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn thì luật sinh tồn đòi hỏi một sự san bằng để tái phân lợi tức. Trong chế độ dân chủ, sự san bằng này có tính cách ôn hòa qua các chính sách thuế khóa được hình thành do các đại diện dân cử. Trong các chế độ độc tài nó đòi hỏi một cuộc cách mạng vì bởi đặc tính chỉ lo thu vào và không chấp nhận nhả ra của giai cấp thống trị.
Đặc tính tương đồng thứ hai của các cuộc cách mạng mới này là hệ thống hỗ trợ thông tin để các sự liên kết xã hội được dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống này có tính cách mạng nhện, luôn luôn thay thế được nếu bị phá hoại. Khi chính quyền Ai Cập cắt Facebook và Twitter thì Google tái lập ngay một ngã thông tin đường vòng mới mà người sử dụng chỉ cần gọi điện thoại vào và để lại lời nhắn thì ngay lập tức lời nhắn đó được phổ biến khắp nơi. Hệ thống hỗ trợ thông tin còn giúp cho đại khối quần chúng không bị chính quyền tuyên truyền một chiều để lừa gạt. Cộng Sản Việt Nam thời thập niên 1940 lừa gạt lòng ái quốc của dân chúng để du nhập chủ nghĩa cộng sản vì người dân lúc ấy không có được hệ thống hỗ trợ thông tin. Hệ thống này giúp các dân tộc trên thế giới thức tỉnh, ý thức được quyền sống, quyền làm người, quyền được tự định đoạt số phận của mình. Nhờ nó, các dân tộc khác nhau trong thế giới liên kết và hỗ trợ nhau qua không gian ảo, không gian này không có biên cương cho nên nó vượt qua tầm kiểm soát của các chính quyền độc tài.
Một yếu tố bên ngoài nhưng hết sức quan trọng cho sự thành công của các cuộc cách mạng này là đức tính chuyên nghiệp, khách quan và bảo vệ dân của quân đội. Quân đội được lập ra là để bảo vệ tổ quốc, mà tổ quốc là gì nếu không phải là nhân dân và bờ cõi? Do đó việc quân đội bắn vào dân chúng là hành động phản quốc và chỉ có những nhà quân sự mù quáng mới làm được điều này. Ngay cả Đặng Tiểu Bình năm 1989 cũng phải huy động quân đội từ Nội Mông về để bắn dân chúng Bắc Kinh, chứ quân khu thủ đô thì không làm được việc đó. Đảng CSVN luôn bắt quân đội phải trung và bảo vệ Đảng cho nên vấn đề bảo vệ tổ quốc bị đứng vào hàng thứ yếu, đó là một trong những lý do mà Trung Quốc lấn hiếp. Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh chỉ lo nói về diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, một vấn đề ngoài nhiệm vụ quân đội của ông ta. Trong đại hội 11 vừa qua, CSVN chính thức ghi vào Điều Lệ là các bí thư đảng chỉ huy quân đội, từ trung ương đến địa phương.
Ngoài ra ý thức cao độ của những người tranh đấu ôn hòa bất bạo động đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Họ lập ra những tổ an ninh để kiểm soát không cho đem vũ khí vào nơi biểu tình, làm vệ sinh để giữ sạch sẽ nơi này, tổ chức để giúp đỡ y tế cho người tham dự, giao thiệp lịch sự với quân đội, v.v..
Hậu thuẫn của thế giới tự do, nhất là Âu Châu và Hoa Kỳ, cũng như các cơ quan truyền thông quốc tế, vừa là tai mắt vừa là áp lực bên ngoài cần thiết để kềm chế bộ máy độc tài không đàn áp.
Điểm khác của Việt Nam so với Ai Cập và Tunisia là ở Việt Nam chế độ độc tài tập thể, mà theo ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc Hội là “đảng chủ”, “nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, cho nên mục tiêu tương đối khó nhắm hơn, do không phải là cá nhân như Ben Ali hay Mubarak. CSVN lại tinh vi hơn bằng cách xoay vòng các chức vụ lãnh đạo và đặt ra hạn tuổi 65 thì phải về hưu, mặc dù có ngoại lệ như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng.
Các điểm khác nữa là yếu tố Trung Quốc với quan hệ “môi hở răng lạnh”, sẵn sàng hỗ trợ CSVN để đàn áp và đã lặn sâu trèo cao trong chính quyền các cấp. Quân đội thì do đảng CSVN chi phối chặt chẽ. Báo Quân Đội Nhân Dân luôn luôn lo việc chống diễn biến hòa bình và bênh vực việc quân đội phải trung thành với đảng. Ngoài ra hệ thống công an, nhất là dân phòng, luôn luôn theo dõi nhất cử nhất động của người dân để đập tan những khác biệt chính trị từ trong trứng nước.
Tuy nhiên, những khác biệt này cũng không thể ngăn cản được một cuộc cách mạng xảy ra ở Việt Nam. Bởi lẽ người dân, nhất là giới trẻ là giới đa số ở Việt Nam, đã bước vào Thời Đại Thông Tin, trong khi chính quyền vẫn còn ở trong Thời Đại Kỹ Nghệ với những kỹ thuật đàn áp lỗi thời. Trong các cuộc cách mạng vừa qua ta thấy có sự phối hợp nhịp nhàng của truyền thông cũ (al-Jazeera…) và mới (Internet) để hỗ trợ cho đòi hỏi sinh tồn của dân tộc. Liệu đảng CSVN với công an, quân đội, Trung Quốc và vũ khí có đàn áp được không, khi đại khối quần chúng vì sự sống còn của dân tộc mình mà cương quyết đứng lên? – (LMN)

Tuesday, February 22, 2011

22/02 Hoa hậu Thùy Trang khéo khoe vòng một


Thứ ba, 22/02/2011 08:31 AM

22/02 Xinhua launches search engine with China Mobile

English.news.cn 2011-02-22 15:23:41 FeedbackPrintRSS

Photo taken on Feb. 22, 2011 shows an experience zone during the launching ceremony of the search engine Panguso in Beijing, capital of China. Xinhua News Agency launched the Internet search engine, www.panguso.com, jointly with China Mobile on Tuesday. Panguso has designed an accurate search service for news, websites, images, videos and audio data. (Xinhua/Jin Liangkuai)

BEIJING, Feb. 22 (Xinhua) -- Xinhua News Agency launched an Internet search engine jointly with China Mobile on Tuesday.

The search engine, www.panguso.com, will combine the strengths of Xinhua, a leading news agency and content provider, and China Mobile which has the latest network technologies, said Panguso, a joint venture of Xinhua and China Mobile, in a press release.

Panguso has designed an accurate search service for news, websites, images, videos and audio data, it said.

It will also expand the search service to cell phones. Users can send search results from computers to cell phones by SMS.

"The operation of Panguso is an important move by Xinhua and China Mobile to extend our cooperation in cyberspace," said Li Congjun, president of Xinhua News Agency, at the opening ceremony.

The search engine is expected to contribute to the development of new media in China and better serve Chinese netizens, Li said.

"We would like to fully exploit the advantage of Xinhua as an official agency having a large amount of news and information, and that of China Mobile in terms of technology, advanced operation principles and strong infrastructure," he said.

He expected Panguso to become a top search engine in China and a leading one in the international market.

China now has 457 million Internet users and the search engines have become an indispensable service.

"Although the online search market is highly competitive and several domestic and foreign players have taken their share, the market still has huge potential," said Wang Jianzhou, chairman of China Mobile, at the same ceremony.

Besides Xinhua's capacity of collecting information, Panguso can take advantage of China Mobile's position in the cell phone market and the company's research and development of online search technologies based on cloud computing, he said.

"China Mobile would like to create a brand new search engine that meets the demand of the market and consumers and links the Internet with cell phones," he said.Qian Xiaoqian, vice director of State Council Information Office, said at the ceremony that Panguso should prioritize its social responsibility as its two investors have always done.

It should provide quality and healthy products for Chinese netizens and work to limit the spread of illegal information such as pornography and violence, he said.

Currently Panguso will focus on news searches, which Xinhua can provide the best service, while it will extend searches to a wider range of information in the future, said Zhou Xisheng, Xinhua vice president and chairman of Xinhua Network Co. Ltd.

Xinhua will allow the search engine to make full use of its news archives, he said.

"This is another important step Xinhua has made in transforming itself from a traditional media to a multimedia organization," he said.

In January, the news agency unveiled its first research center -- Xinhuanet Industrial Park -- to develop new media products at China New Media Development Zone in southern Beijing.

Editor: Tang Danlu

Special report: 2011 Grammy Awards

Special report: 2011 Grammy Awards

22/02 Flora-themed fashion show held in Taipei




English.news.cn 2011-02-22 21:16:43 FeedbackPrint RSS


A model presents a creation at a fashion show during the Taipei Flora Expo in Taipei, southeast China's Taiwan, Feb. 22, 2011. A total of 30 fashion creations designed by students of Shih Chien University were displayed in the show. (Xinhua/Wu Ching-teng)

next

13/02 Những bộ phim tình yêu lãng mạn năm 2011

Chủ Nhật, 13/02/2011, 12:11 (GMT+7)

TTO - Phim lãng mạn tình yêu không chỉ thống trị mùa phim Valentine năm nay mà hứa hẹn lên ngôi trong năm 2011 này với hàng loạt dự án phim vô cùng hấp dẫn.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

1. No strings attached (Yêu không ràng buộc)



Natalie Portman (trái) trong phim No strings attached


Đây là bộ phim hài lãng mạn mở màn mùa phim Valentine năm nay. Phim kể về hai nhân vật Adam (Ashton Kutcher) và Emma (Natalie Portman) ban đầu đến với nhau chỉ để thỏa mãn nhu cầu của riêng mình và không muốn bị ràng buộc bởi tình cảm. Trải qua nhiều sự việc, cả hai dần nhận ra tình cảm của họ đã phát triển thành tình yêu thật sự.

Ngay khi phát hành, No strings attached đã thu về 20,3 triệu USD chỉ sau ba ngày công chiếu. Paul Dergarabedian của trang Hollywood.com gọi đây là “bộ phim hẹn hò hoàn hảo nhất” với thông điệp sâu sắc về tình yêu. Phim chính thức có mặt tại Việt Nam từ ngày 11-2.

2. Just go with it (Chỉ cần đi với nó)

Just go with it do Dennis Dugan đạo diễn với sự tham gia của Jenifer Aniston, Adam Sandler, Nicole Kidman... tiếp tục là bộ phim hài lạng mãn dành cho mùa Valentine năm nay.

Phim kể về anh chàng Danny (Adam Sandler đóng), vốn là một bác sĩ thành đạt nhưng lại giả vờ là người có cuộc sống hôn nhân thất bại để tiếp cận các phụ nữ khác. Đến khi gặp Palmer (Brooklyn Decker), mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Danny phải nhờ đến người quản lý Katherine (Jenifer Aniston) đóng giả vợ mình nhưng lời nói dối này lại phát sinh ra những hiểu lầm khác. Cuối cùng, một chuyến du lịch đến Hawaii đã làm thay đổi cuộc sống của các nhân vật.

Phim ra mắt tại Canada và Mỹ ngày 11-2.

3. The adjustment bureau (Tạm dịch: Phòng điều chỉnh)

Đây là bộ phim khoa học, viễn tưởng, lãng mạn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Philip K. Dick. Phim là cuộc đấu tranh đầy căng thẳng cho tình yêu giữa chính trị gia David Norris và một vũ công múa ballet với sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội Matt Damon, Anthony Mackie, Emily Blunt, Daniel Dae Kim…

Với sự nhào nặn của đạo diễn George Nolfi, phim có những tình huống căng thẳng đến nghẹt thở nhưng lại không thiếu những cảnh quay lãng mạn, ngọt ngào. Dự kiến phim ra mắt ngày 4-3.

4. Jane Eyre

Đây sẽ là một phim phù hợp với những ai yêu thích sự lãng mạn theo cách cổ điển. Phim được chuyển thể từ tác phẩm kinh điển của nhà văn Charlotte Bronte với sự tham gia diễn xuất của ngôi sao trẻ Mia Wasikowska, Michael Fassbender, Jane Eyre và nữ diễn viên gạo cội Judi Dench. Jane Eyre là bộ phim rất được mong đợi không chỉ vì chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển nhất nước Anh mà còn vì sự tham gia của một đội ngũ làm phim tài năng. Phim sẽ ra rạp ngày 11-3.

5. Beastly (Quái vật)

Vẫn là môtip “người đẹp và quái vật” nhưng Beastly đề cập những khía cạnh sâu sắc hơn về tình yêu trong bối cảnh thời hiện đại. Nội dung phim nói về một chàng trai giàu có, thông minh (do Alex Pettyfer đóng) nhưng chỉ vì tính tự cao tự đại đã bị mắc phải lời nguyền, trở thành kẻ vô cùng xấu xí. Cách giải thoát duy nhất cho anh là phải tìm được một cô gái yêu mình thật lòng...

Phim ra mắt ngày 18-3 sau thời gian bị trì hoãn.

6. Red riding hood (Cô gái quàng khăn đỏ)

Dựa trên câu chuyện cổ tích kinh điển về cô bé quàng khăn đỏ nhưng Red Riding Hood lại là một phim kinh dị, lãng mạn mang màu sắc huyền thoại. Phim kể về “cô gái mặc áo choàng đỏ” Valerie (Amanda Seyfried) yêu một chàng trai ở ngoài làng tên Peter (Shiloh Fernandez) nhưng lại bị cha mẹ buộc lấy một người đàn ông giàu có là Henry (Max Irons).

Valerie và Peter lên kế hoạch bỏ trốn nhưng họ lại vướng vào vụ án ma sói giết người trong làng. Với sự chỉ đạo của nữ đạo diễn Catherine Hardwicke, nổi tiếng với phim Twilight (Chạng vạng), Red riding hood đang là dự án phim rất được chú ý. Phim sẽ ra mắt ngày 11-3.

7. Water for elephants (Nước cho những chú voi)



Robert Pattinson (trái) trong phim Water for elephants


Đây là bộ phim tình cảm rất được chờ đợi với sự tham gia của “ma cà rồng” Robert Pattinson và nữ diễn viên lừng danh Reese Witherspoon. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Sara Gruen kể về Jacob Jankowski, một sinh viên thú y, được giao việc chăm sóc những con thú trong một rạp xiếc. Trong quá trình làm việc, anh phải lòng Marlena, một nữ diễn viên biểu diễn xiếc rất xinh đẹp nhưng lại là vợ của một anh huấn luyện thú cùng đoàn xiếc... Phim dự kiến ra mắt ngày 15-4.

8. LOL: Laughing out loud (Cười to)

Được làm lại từ bộ phim hài nổi tiếng của Pháp, LOL xoay quanh cô gái 15 tuổi Lola (Miley Cyrus) sau khi bị bạn trai lừa dối bèn chuyển mục tiêu sang người bạn thân nhất của anh ta để trả thù... Không những phản ánh chân thật và sâu sắc những mối quan hệ trong xã hội hiện đại, LOL: Laugh out loud còn là bộ phim đánh dấu sự trưởng thành của “nữ hoàng tuổi teen” Miley Cyrus. Phim sẽ ra mắt ngày 22-4.

9. Prom (Lễ bế giảng)

Được xem là một bom tấn nối gót High school musical (Trường học âm nhạc), bộ phim âm nhạc dành cho tuổi mới lớn Prom sẽ mang đến các khán giả trẻ không khí sôi nổi, háo hức của các học sinh trong đêm vũ hội cuối cấp. Những rung động, những xung đột trong Prom sẽ là bức tranh chân thật nhất về giới trẻ trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Phim có sự tham gia của hai ngôi sao trẻ Aimee Teegarden và Yin Chang, sẽ ra mắt ngày 29-4.

10. This means war (Điều đó có nghĩa là chiến tranh)

Với sự tham gia của Tom Hardy, Chris Pine, Reese Witherspoon, Til Schweiger,… This means war là một bộ phim hài lãng mạn rất được mong đợi trong năm 2011. Trong phim Tom Hardy và Chris Pine vào vai hai người người bạn tốt của nhau nhưng lại cùng yêu một người phụ nữ (Reese Witherspoon). Một tình huống quen thuộc nhưng cách giải quyết vấn đề trong This means war hứa hẹn khiến người xem hài lòng và có cái nhìn khác về tình yêu.

THIÊN HƯƠNG (Theo Movie-moron)

28/01 Harley-Davidson ra mắt phiên bản Blackline Softail

Thứ Sáu, 28/01/2011, 16:58 (GMT+7)

TTO - Harley Davidson vừa đánh dấu một khởi đầu thuận lợi cho năm mới bằng việc trình làng phiên bản mới nhất của mình tại New York (Mỹ) chiếc Blackline Softail thuộc dòng Cruiser.

Phiên bản Blackline Softail của Harley-Davidson

Xe hội tụ các yếu tố truyền thống của Harley Davidson: cứng cáp, thanh mảnh, động cơ đốt trong và một vẻ đẹp đen tuyền sang trọng lướt đi trong đêm. Nhà sản xuất Mỹ không giấu được sự phấn khởi: “Sắc nét đến từng chi tiết, một chiếc môtô mà giới hâm mộ khao khát sở hữu”.

So với phiên bản trước đó, Blackline vẫn giữ lại phong cách mạnh mẽ và cá tính, các khác biệt chủ yếu nằm bên trong. Vè sau được trau chuốt lại gọn gàng hơn, chỉ 144mm càng làm nổi bật kiểu dáng mang phong cách độc đáo vốn có.



So với phiên bản trước, đồng hồ côngtơmét được đặt thấp hơn, khoảng cách giữa các số trên màn hình hiển thị rộng hơn. Yên xe được hạ thấp vừa tầm, tạo cảm giác thoải mái tối đa cho người lái. Ngoài ra, các thay đổi khác gồm bình xăng, ghiđông, đèn pha, cam đôi 96B, tất cả tạo cho phiên bản một nét cứng cáp nhưng không kém phần thanh thoát.

Hê thống treo cũng có một chút khác biệt. Các bộ phận giảm xóc được đặt ngang dọc bên dưới khung xe, kiểm soát toàn bộ chuyển động của xe.

Y.PHƯƠNG (Theo Autoevolution)

19/02 Công ty sở hữu mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc dự kiến IPO vào tháng 6/2011

Thứ 7, 19/02/2011, 12:41

Renren.com hiện có khoảng hơn 160 triệu người đăng ký tài khoản.

Renren.com, trang mạng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc, sẽ chuẩn bị cho đợt IPO tại thị trường Mỹ trong năm 2011. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành khoảng 500 triệu USD.

3 ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh phát hành bao gồm Morgan Stanley, Deustche Bank AG và Credit Suisse.

Nhiều khả năng đợt IPO sẽ được tiến hành vào tháng 6/2011.

Renren.com hiện có khoảng hơn 160 triệu người đăng ký tài khoản. Công ty sở hữu trang mạng xã hội này có thể sử dụng đợt IPO để thu hut thêm người dùng trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với Tencent Holding và Baidu tại thị trường Internet đông dân nhất thế giới.

Renren, tên gọi có nghĩa “mọi người”, có đặc điểm tương tư như Facebook, trang mạng xã hội với hơn 600 triệu người dùng trên thế giới, nhưng bị cấm tại Trung Quốc.

Tại Renren, doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tăng hơn gấp đôi từ khi hãng bắt đầu bán quảng cáo vào năm 2008.

Thông tin trên được cung cấp bởi ông Donna Li, trưởng bộ phận tiếp thị và chiến lược truyền thông tại công ty.

Susquehanna International Group LLP dự báo quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc sẽ tăng gấp 3 lần lên 13 tỷ USD tại Trung Quốc.

Hiện nay, chưa công ty sở hữu trang mạng xã hội nào của Mỹ tiến hành IPO dù danh tiếng và nguồn thu của các công ty tăng mạnh.

Nhu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu công nghệ lân cao. LinkedIn nhiều khả năng sẽ trở thành công ty công nghệ đầu tiên tiến hành IPO, tổng giá trị cổ phiếu phát hành dự kiến 175 triệu USD.


Vũ Tuấn
Theo Bloomberg

21/02 Đường cong của “vũ nữ” Christina đốt nóng các rạp

21/02/2011 15:25:00
Từ khóa : Vũ nữ, Cher, Christina Aguilera, Hollywood

Christina Aguilera "đốt nóng" rạp chiếu mùa Valentine (Ảnh: nguồn internet)

“Cả em và mấy đứa bạn không thể ngồi yên trên ghế khi xem ‘Burlesque’. Ôi, em phát điên vì những điệu nhảy nóng bỏng và thân hình sexy của Christina Aguilera... Và, lần đầu tiên em được nghe Cher hát trong một không gian rộng đến thế. Thật tuyệt!”. Đó là cảm xúc của Anh Đức, lớp 12D trường Nguyễn Tất Thành, Hà Nội sau khi xem xong bộ phim ca vũ nhạc “Burlesque” (Vũ nữ).

Và, rất dễ nhận ra những gương mặt đầy phấn khích của các bạn trẻ, giống như vừa bước ra từ buổi trình diễn trực tiếp của hai giọng ca tầm cỡ thế giới mà họ may mắn được xem: Cher và Christina Aguilera. Các phòng chiếu bộ phim ca nhạc này hai ngày cuối tuần kín chỗ, những bước chân nhún nhảy theo dư âm của những điệu nhạc sôi động.

Nóng bỏng đường cong "vũ nữ" Christina

Vừa ra khỏi phòng chiếu số 1, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Thúy Loan ở Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên đã quay sang nói: “Suốt 120 phút của bộ phim mình cứ nhấp nhổm, lắc lư theo những điệu nhạc và giọng ca quá gợi cảm của Chris. Lâu lắm rồi mình mới được xem một phim ca nhạc đã thế.

Chỉ tiếc là thần tượng Cher của mình trong phim này hơi ít đất diễn. Và dù nội dung phim cũng có phần đơn giản nhưng vì là phim ca nhạc nên có lẽ mình sẽ... rủ bạn đi xem lần nữa để nghe hai ca sĩ nổi tiếng làng nhạc thế giới hát.”


Các bạn trẻ yêu âm nhạc và điện ảnh dành nhiều sự quan tâm cho “Vũ nữ” không phải không có cơ sở. Bởi, với kinh phí khoảng 55 triệu đôla, bộ phim đã chiến thắng một giải Quả Cầu Vàng 2011 cho Ca khúc nhạc phim hay nhất ("You Haven’t Seen The Last of Me") đồng thời nhận được đề cử Phim Ca nhạc xuất sắc nhất.

Phim cũng được coi như màn “khai hỏa” của Christina Aguilera vào kinh đô ánh sáng Hollywood. Nhân vật Alice gần như được đo ni đóng giày cho cô nên nữ ca sĩ xinh đẹp này dễ dàng nhập vai cũng như bộc lộ khả năng ca hát sở trường của mình.

Trên sân khấu của “Vũ nữ” Christina dường như xuất thần, bởi cô làm chủ được thế giới ấy. Từng ánh mắt, từng cái lắc hông, từng đường cong được phô diễn một cách tinh tế và gợi cảm. Steve Antin-đạo diễn đồng thời là người viết kịch bản bộ phim quả có con mắt tinh đời khi đặt Cher và Christina ở hai phía của sân khấu.

Christina ở phía ngoài ánh sáng rực rỡ, sôi động và mặc sức thể hiện còn Cher đứng sau cánh gà với sự lặng lẽ, chiêm nghiệm và cố gắng giành giật bằng mọi cách để giữ được câu lạc bộ Burlesque-tâm huyết của cả cả đời bà.

Huyền thoại âm nhạc Cher vẫn xuất hiện đầy khêu gợi trong phim, từng đường cong tròn trịa dưới làn áo mỏng manh khiến không ai nghĩ "cô" đã ngoại lục tuần.

Cán cân Quả Cầu Vàng-Mâm Xôi Vàng

Trong phim, Cher đã thể hiện quá xuất thần "You Haven't Seen The Last of Me". Cher không cần những thứ màu mè là múa phụ họa hay không gian sân khấu rực rỡ, cô chỉ cần cất giọng lên là đã khiến khán giả phải nín lặng trôi theo từng câu hát da diết, mãnh liệt.

Chính vì chủ định làm phim ca vũ nhạc nên đạo diễn Steve Antin không quá chú trọng vào nội dung phim. Trong khi phần hình ảnh, âm thanh và nhạc phim gần như được chăm chút một cách hoàn hảo thì diễn xuất hay cốt truyện lại khá đơn giản.

Cher và Christina mới chỉ nức lòng khán giả trong các ca khúc và màn vũ đạo “nóng rực người” trình diễn liên tục và trọn vẹn trong suốt 120 phút chiều dài phim chứ chưa thể thuyết phục hoàn toàn ở khả năng diễn xuất.

Nhưng có hề chi, khi mà khán giả còn đang mải mê trong những ca khúc mê đắm và vũ điệu vốn làm nên tên tuổi của hai giọng ca nổi tiếng thế giới thì làm sao đủ tỉnh táo để nhận thức và đánh giá về câu chuyện phim.

Anh Tuấn Minh ở Văn Quán, Hà Đông nói: “Khi về tới nhà bình tâm lại tôi mới nhận ra đúng là nhân vật Alice do Christina đóng và Tess do Cher thủ vai hầu như chẳng có mấy chiều sâu nội tâm. Chứ lúc ngồi ở rạp tôi như bị cuốn theo từng bước nhảy và giọng hát của Christina. Vì cô ấy quá nóng bỏng nên tôi cũng chẳng để tâm đến diễn xuất hay chiều sâu nội tâm của nhân vật mà cô ấy đảm nhận.”

Quả thật, theo dõi cả bộ phim, người xem không thấy Alice nỗ lực trong tình yêu dành cho Jack, còn Tess dường như bất lực và thụ động trong công việc (cũng may vai Tess do nữ danh ca huyền thoại Cher đảm nhận nếu không xem xong khán giả khó lòng mà nhớ nổi Tess là cô nào).

“Em thật chẳng hiểu sao nhân vật đại gia trong giới bất động sản Marcus xuất hiện từ đầu phim với ý đồ cưa cẩm Alice nhưng đến cuối lại có kết cục như chưa từng tồn tại,” bạn Diệp Anh ở 195 Đội Cấn nói.

Cũng chính vì những điều đó mà dù được đề cử tranh giải Quả Cầu Vàng 2011 nhưng đồng thời “Burlesque” (Vũ nữ) cũng được đề cử tranh giải Mâm Xôi Vàng. Song, công bằng nhìn nhận thì không nên đòi hỏi ở "Burlesque" một chất lượng nghệ thuật đẳng cấp bởi ngay từ đầu đối tượng nhà sản xuất và đạo diễn nhắm tới là những khán giả hâm mộ âm nhạc chứ không phải làm một bộ phim có tính nghệ thuật sâu sắc./.


ChiLê (Vietnam+)

Monday, February 21, 2011

14/02 Hot girl tâm sự về ngày Valentine

Thứ hai, 14/2/2011, 13:05 GMT+7

Một bông hồng trắng bằng khăn giấy, chiếc xe đạp gắn đầy hoa, hay bài thơ của chàng "thi sĩ" vô danh gửi tặng… là những món quà đầy ấn tượng mà hot girl Midu từng nhận được trong các mùa Valentine.
> Hot girl Elly Trần: 'Không bao giờ chụp ảnh nude'/ Những clip tỏ tình ấn tượng của giới trẻ

Bao mùa Valentine đã qua nhưng đáng nhớ nhất đối với cô gái trẻ vẫn là kỷ niệm của mối tình đầu thời học sinh. Đó là vào năm học cấp 3, Midu được bạn trai hẹn đi chơi và tặng cho hộp quà hình trái tim màu đỏ. Hôm đó, cô nàng đã giận hờn, rồi nổi nóng ném món quà xuống đường và khóc sướt mướt bỏ đi. Lý do chỉ vì chàng bắt phải chờ đợi quá lâu, đến lúc "tàn cuộc" mới trao quà.


Midu cho biết, Valentine đáng nhớ nhất của mình là lần dỗi hờn ngây thơ của mối tình đầu.


Midu bày tỏ: "Nghĩ lại mà thấy buồn cười. Em rất háo hức, nên khi gặp là muốn nhận quà ngay, nhưng mãi chẳng thấy đâu. Đến khi chuẩn bị về mới lôi ra một chiếc hộp nhỏ, giận quá ném luôn xuống đất rồi khóc như mưa. Mỗi đứa đi một đường. Cuối cùng, em lặng lẽ quay lại lượm mà không cho người ta biết. Về nhà mở ra thì thấy một bông hồng màu trắng làm bằng khăn giấy kèm lời nhắn. Sau này, hễ cứ nghĩ đến kỷ niệm này lại thấy hối hận vì biết anh ấy mất rất nhiều thời gian và làm hư rất nhiều giấy mới xếp được bông hoa".

Vào đại học, Midu và anh bạn đó mỗi người một nơi. Những mùa Valentine tiếp theo, số lượng quà của cô gái trẻ tăng nhiều hơn khi cô trở thành Hot Vteen, được nhiều người biết đến. Midu cho biết, có năm cô nhận được cả một chiếc xe đạp gắn đầy hoa hồng. Quà có ghi tên người gửi nhưng cô không biết rõ là ai.

Còn bất ngờ nhất lại là Valentine năm rồi. Trước ngày lễ tình nhân một ngày, một thanh niên đến shop bán hàng của Midu và mua tất cả món đồ có màu tím. Chưa kịp lý giải về hành động khác thường của vị khách hàng đặc biệt này thì đúng vào ngày tình nhân, tất cả món đồ này được đem đến và tặng hết cho cô chủ. "Dù không phải là yêu, nhưng tình cảm của nhiều người làm mình cảm động. Em xem như đó là tình cảm trong sáng nên không băn khoăn khi nhận", cô sinh viên chuyên ngành mỹ thuật chia sẻ.


Bảo Ngọc thích người yêu tạo cho mình sự bất ngờ trong ngày lễ tình nhân.


Với hot girl Bảo Ngọc, ngày lễ tình nhân nào cũng tràn ngập niềm vui bởi nhận được rất nhiều quà, dù cô chưa có "mối tình vắt vai" nào. Ngọc cho biết, vì chưa có bạn trai nên cô và nhóm bạn gái lập ra hội những người độc thân để đi chơi và tặng quà cho nhau. Nhiều người có tình cảm với người đẹp đã lặng lẽ gửi hoa, quà kèm theo những lời chúc dễ thương. Với những tình cảm này, Ngọc chia sẻ cô cảm thấy có chút ngại ngùng vì sợ nhận quà rồi sẽ làm người ta hiểu nhầm.

Tuy ngại nhưng Bảo Ngọc không phủ nhận có những món quà tạo ấn tượng cho cô. Như chiếc gối ôm nhỏ xíu có thêu tên Bảo Ngọc mà cô nhận được cách đây vài năm. "Chắc chắn người gửi đã dồn rất nhiều tâm huyết và tình cảm của mình vào món quà này. Món quà nhỏ nhưng lại rất ý nghĩa với em", Ngọc nói.

Ngọc chia sẻ, trong ngày Valentine cô thích nhất là cuộc hẹn bất ngờ lãng mạn thay vì những món quà xa xỉ. "Nếu có người yêu, em ước gì người đó sẽ tạo cho em sự bất ngờ. Chỉ cần anh ấy đến đón và dẫn em đến bữa tiệc đã sắp đặt sẵn. Cảm giác lúc đó chắc rất giống như trong truyện cổ tích", cô chia sẻ.


Hot girl Elly chia sẻ, ngày Valentine cũng như bao ngày khác bởi cô vẫn chưa tìm được người yêu.


Khác với cảm xúc của các bạn trang lứa, cô nàng nóng bỏng Elly Trần lại cho rằng ngày lễ tình nhân cũng bình thường như bao ngày khác. Dù nhận được rất nhiều quà nhưng Elly thành thật cho biết không có cảm xúc gì đặc biệt. "Chắc bởi em chưa có người mình yêu thực sự", cô nói.

Những mùa Valentine gần đây, Elly không may mắn được hẹn hò lãng mạn với bạn bè bởi ngày này đều trùng vào các dịp cô phải đi nước ngoài tham gia chụp ảnh hay giao lưu khán giả.

Ấn tượng nhất với Elly là tình cảm của một fan Đài Loan. Anh chàng cất công sưu tập cả chục món đặc sản xứ Đài để làm quà tặng người đẹp. Anh còn dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để mua vé máy bay đến Việt Nam trao qua tận tay. "Nghe anh ấy nói mong muốn món quà sẽ giúp em hiểu thêm về Đài Loan khiến em thấy cảm động lắm", cô nói.

Elly Trần chia sẻ, cô đang chờ đợi một Valentine thật ý nghĩa và lãng mạn khi tìm được người yêu.

Bình Nguyên

Theo dòng sự kiện:
Valentine 2011 (14/02)
Sinh viên kiếm tiền ngày Valentine (14/02)
Những nụ hôn ngọt ngào trong đêm tình nhân (14/02)
Uyên Linh tủi thân trong ngày Valentine (14/02)
Ngày tình yêu và bài thơ của mẹ (14/02)
Nên duyên chồng vợ từ mạng mai mối (14/02)

19/02 Case on Mortgage Official Is Said to Be Dropped

February 19, 2011
By GRETCHEN MORGENSON

Federal prosecutors in Los Angeles have dropped their criminal investigation into Angelo R. Mozilo, the former chief executive of Countrywide Financial, once the nation’s largest mortgage lender, according to a person with direct knowledge of the investigation.

The closure of the case after two years of inquiry follows last October’s settlement by Mr. Mozilo of insider trading allegations made by the Securities and Exchange Commission. Regulators had contended that Mr. Mozilo sold $140 million in Countrywide stock between 2006 and 2007 even as he recognized that his company was faltering. Countrywide and Bank of America paid $45 million of Mr. Mozilo’s $67.5 million settlement, and he was responsible for the rest.


19/02 Case on Mortgage Official Is Said to Be Dropped

February 19, 2011
By GRETCHEN MORGENSON

Federal prosecutors in Los Angeles have dropped their criminal investigation into Angelo R. Mozilo, the former chief executive of Countrywide Financial, once the nation’s largest mortgage lender, according to a person with direct knowledge of the investigation.

The closure of the case after two years of inquiry follows last October’s settlement by Mr. Mozilo of insider trading allegations made by the Securities and Exchange Commission. Regulators had contended that Mr. Mozilo sold $140 million in Countrywide stock between 2006 and 2007 even as he recognized that his company was faltering. Countrywide and Bank of America paid $45 million of Mr. Mozilo’s $67.5 million settlement, and he was responsible for the rest.

Without admitting or denying wrongdoing, Mr. Mozilo agreed to be banned from serving as an officer or a director of a public company.

The conclusion by prosecutors that Mr. Mozilo, 72, did not engage in criminal conduct while directing Countrywide will likely fuel broad concerns that few high-level executives of financial companies are being held accountable for the actions that led to the financial crisis of 2008.

Hundreds of billions of dollars have been lost by investors while millions of borrowers have lost their homes. Few of the people who ran the institutions that contributed to the disaster have been found liable.

E-mails and other documents supplied to regulators in the S.E.C.’s case against Mr. Mozilo showed him discussing the company’s lending practices and describing some of its loans as “toxic” and “poison.” Nevertheless, the company kept selling the types of loans Mr. Mozilo was denigrating.

The person with knowledge of the probe insisted on anonymity because he was not authorized to speak publicly. The closing of the criminal case was first reported by The Los Angeles Times.

Even as criminal and civil prosecutors are closing investigations into financial executives, private litigation is swelling. Investors who purchased dubious mortgage securities are bringing a wide array of cases against mortgage lenders and the Wall Street firms that enabled them. These investors maintain, citing internal documents and e-mails, that those putting together mortgage securities knew that they contained problematic loans that would likely fail.

For example, a suit filed earlier this year against Bear Stearns by Ambac, an insurance company that guaranteed mortgage securities, cited an August 2008 e-mail from a former Countrywide executive. He explained to a friend that he had not recognized the financial cataclysm on the horizon because “we were having too much fun” processing risky mortgage instruments “and getting loaded on Miller Lite.”

Mr. Mozilo, the son of a Bronx butcher, started Countrywide in 1969 with David Loeb, who died in 2003; together the men built the company into a mortgage lending giant with $11.4 billion in revenue at its peak in 2006.

In his years at Countrywide, Mr. Mozilo became one of the highest-paid executives in America. From 2000 until 2008, when he left, Mr. Mozilo received total compensation of $521.5 million, according to Equilar, a compensation research firm.

Mr. Mozilo made a rare court appearance last month in a wrongful dismissal case won by Michael G. Winston, a former Countrywide executive who said he was let go after questioning the company’s practices. Observers said Mr. Mozilo was combative and defiant early in his testimony, but later looked frail and had to grasp the railing as he left the witness stand.

“All of these senior people got huge payouts and left behind the carnage, which has hurt many hundreds of thousands,” said Ted Mathews, the lawyer who represented Mr. Winston in the case.


Peter Lattman contributed reporting.

20/02 Egyptians Were Unplugged, and Uncowed

February 20, 2011
By NOAM COHEN

FOR a segment of the young people of Egypt, the date to remember is not when Egyptians first took to the streets to shake off the 30-year rule of Hosni Mubarak.

Rather, it is three days later — Jan. 28, 2011 — the day the Internet died, or more precisely, was put to sleep by the Mubarak government.

That was when some of them discovered a couple of polar but compatible truths. One, the streets still had the power to act as Twitter was unplugged. And two, the Internet had become so integral to society that it wasn’t unreasonable to consider a constitutional guarantee of free access to it.

“It felt exactly like going back in time, but in today’s world,” Ahmed Gabr, a medical student and the editor of the Swalif.net technology blog, wrote in an e-mail.

Mr. Gabr included his detailed timeline of interruptions in communications services during the protests: when service at Facebook and Twitter first became spotty, when text-messaging was interrupted.

His description for Jan. 28: “Egypt is now officially offline.”

In interviews by telephone and e-mail young Egyptians like Mr. Gabr — tech-savvy but not necessarily political — were hardly Internet utopians. They had, after all, seen firsthand how shutting down the Internet had failed to stop the momentum of the protests. But they did make a case that the Internet was an irreplaceable part of Egyptian life, especially for the young. Nothing more and nothing less.

The removal of the Internet by their government, they said, was a reminder that they were not free; not truly part of the wider world that they know so well thanks to technologies like the Web.

“Frankly, I didn’t participate in Jan. 25 protests, but the Web sites’ blockade and communications blackout on Jan. 28 was one of the main reasons I, and many others, were pushed to the streets,” wrote Ramez Mohamed, a 26-year-old computer science graduate who works in telecommunications.

“It was the first time for me to feel digitally disabled,” he wrote. “Imagine sitting at your home, having no single connection with the outer world. I took the decision, ‘this is nonsense, we are not sheep in their herd,’ I went down and joined the protests.”

For Mr. Mohamed, as for Mr. Gabr, it was like going back in time. “During the five days of the Internet blackout, I was at Tahrir Square for almost every day,” he recalled, referring to the hive of the Cairo protests. “Tell you what, I didn’t miss Twitter, I can confidently say that Tahrir was a street Twitter. Almost everyone sharing in a political discussion, trying to announce something or circulate news, even if they are rumors, simply retweets.”

Laughing at how what is old is new again, Mr. Mohamed ended this e-mail passage with a smilely face icon.The idea that the Egyptian government could simply shut down the Internet (something Libya now does periodically) was a shock to outsiders — even a bit of a technical achievement. And the decision to do it ran against the grain of what had been the government’s relatively open policy toward the Internet, said Andrew Bossone, who spent the past five years in Cairo writing about technology.

“When I went to Tunisia about a year ago, I couldn’t get onto YouTube or Al Jazeera,” Mr. Bossone said in an interview from Beirut, where he now lives. “Egypt didn’t really block any Web sites.”

He said the policy had raised expectations: “It’s not just about Facebook, Twitter or YouTube. It’s about access to this technology that everybody else has. A sense of entitlement. The idea that everybody else has it, why can’t I have it?”

Perhaps that sense of entitlement is behind the discussions that Mr. Gabr reported hearing. “Some friends are now even demanding, jokingly or seriously,” he wrote, “that a new or amended constitution should emphasize on a non-negotiable ‘right to Internet access’ for everybody.”

This comfort with a relatively free-flowing Internet was on display in 2008, when Wikipedia’s annual convention was held in Alexandria, at the new high-tech library built near where the legendary Library of Alexandria had been.

Filled with much of Egypt’s technical class, which included many women, the gathering was billed as an effort to bolster Arabic Wikipedia. The relatively low number of articles didn’t accurately reflect the importance of technology in the Arab world, the thinking went. Many Egyptians had an active, even bustling, Facebook presence, and attempts were made to organize protests at the site on behalf of bloggers who had been persecuted by the government.

Moushira Elamrawy, an advocate for free culture and free software in Alexandria, remembered the conference as a chance for the budding techie community in Egypt to meet in person. Two years later, the Internet shutdown showed the need for an independent community of technical experts to protect Egyptians’ connection to the world.

The day the Internet was shut off represented a point of no return, Ms. Elamrawy said. “It was definitely one of the most provoking things. We felt abandoned — completely isolated from the world.”

Ms. Elamrawy, who is 27 and trained as an architect but consults on development for free culture projects like Wikipedia, spoke by telephone from San Francisco, where she headed after spending the protests in Alexandria.

The protesters, she recalled, realized that in the time of darkness, it was particularly important to document what happened. They knew, she said, that at some point the Internet would be back, and people would want to know about the interim.

Ahmad Balal, a radiologist at Cairo University Hospitals who was a medical student during the Wikipedia conference in 2008, was one such chronicler. Mr. Balal wrote in an e-mail that his Facebook wall was the best way to relive what he experienced during the protests.

He had joined the protests at the start, on Jan. 25, but there is an eerie gap on his Facebook wall when the Internet was down, and friends from outside Egypt asked how he was but received no reply.

On Feb. 2, 5:18 a.m., when the Internet was back, he wrote in English, one of the few times he has: “The Internet is back to Egypt. Mr. Hosni Mubarak has offered it back to us after blocking it for only 5 days. Such a generous man!!!”

Forty-two minutes later, there appeared a photograph of a crowded Tahrir Square. The caption read, “I was there.”

16/02 New Hacking Tools Pose Bigger Threats to Wi-Fi Users

February 16, 2011
By KATE MURPHY

You may think the only people capable of snooping on your Internet activity are government intelligence agents or possibly a talented teenage hacker holed up in his parents’ basement. But some simple software lets just about anyone sitting next to you at your local coffee shop watch you browse the Web and even assume your identity online.

“Like it or not, we are now living in a cyberpunk novel,” said Darren Kitchen, a systems administrator for an aerospace company in Richmond, Calif., and the host of Hak5, a video podcast about computer hacking and security. “When people find out how trivial and easy it is to see and even modify what you do online, they are shocked.”

Until recently, only determined and knowledgeable hackers with fancy tools and lots of time on their hands could spy while you used your laptop or smartphone at Wi-Fi hot spots. But a free program called Firesheep, released in October, has made it simple to see what other users of an unsecured Wi-Fi network are doing and then log on as them at the sites they visited.

Without issuing any warnings of the possible threat, Web site administrators have since been scrambling to provide added protections.

“I released Firesheep to show that a core and widespread issue in Web site security is being ignored,” said Eric Butler, a freelance software developer in Seattle who created the program. “It points out the lack of end-to-end encryption.”

What he means is that while the password you initially enter on Web sites like Facebook, Twitter, Flickr, Amazon, eBay and The New York Times is encrypted, the Web browser’s cookie, a bit of code that that identifies your computer, your settings on the site or other private information, is often not encrypted. Firesheep grabs that cookie, allowing nosy or malicious users to, in essence, be you on the site and have full access to your account.

More than a million people have downloaded the program in the last three months (including this reporter, who is not exactly a computer genius). And it is easy to use.

The only sites that are safe from snoopers are those that employ the cryptographic protocol transport layer security or its predecessor, secure sockets layer, throughout your session. PayPal and many banks do this, but a startling number of sites that people trust to safeguard their privacy do not. You know you are shielded from prying eyes if a little lock appears in the corner of your browser or the Web address starts with “https” rather than “http.”

“The usual reason Web sites give for not encrypting all communication is that it will slow down the site and would be a huge engineering expense,” said Chris Palmer, technology director at the Electronic Frontier Foundation, an electronic rights advocacy group based in San Francisco. “Yes, there are operational hurdles, but they are solvable.”

Indeed, Gmail made end-to-end encryption its default mode in January 2010. Facebook began to offer the same protection as an opt-in security feature last month, though it is so far available only to a small percentage of users and has limitations. For example, it doesn’t work with many third-party applications.

“It’s worth noting that Facebook took this step, but it’s too early to congratulate them,” said Mr. Butler, who is frustrated that “https” is not the site’s default setting. “Most people aren’t going to know about it or won’t think it’s important or won’t want to use it when they find out that it disables major applications.”

Joe Sullivan, chief security officer at Facebook, said the company was engaged in a “deliberative rollout process,” to access and address any unforeseen difficulties. “We hope to have it available for all users in the next several weeks,” he said, adding that the company was also working to address problems with third-party applications and to make “https” the default setting.

Many Web sites offer some support for encryption via “https,” but they make it difficult to use. To address these problems, the Electronic Frontier Foundation in collaboration with the Tor Project, another group concerned with Internet privacy, released in June an add-on to the browser Firefox, called Https Everywhere. The extension, which can be downloaded at eff.org/https-everywhere, makes “https” the stubbornly unchangeable default on all sites that support it.

Since not all Web sites have “https” capability, Bill Pennington, chief strategy officer with the Web site risk management firm WhiteHat Security in Santa Clara, Calif., said: “I tell people that if you’re doing things with sensitive data, don’t do it at a Wi-Fi hot spot. Do it at home.”

But home wireless networks may not be all that safe either, because of free and widely available Wi-Fi cracking programs like Gerix WiFi Cracker, Aircrack-ng and Wifite. The programs work by faking legitimate user activity to collect a series of so-called weak keys or clues to the password. The process is wholly automated, said Mr. Kitchen at Hak5, allowing even techno-ignoramuses to recover a wireless router’s password in a matter of seconds. “I’ve yet to find a WEP-protected network not susceptible to this kind of attack,” Mr. Kitchen said.

A WEP-encrypted password (for wired equivalent privacy) is not as strong as a WPA (or Wi-Fi protected access) password, so it’s best to use a WPA password instead. Even so, hackers can use the same free software programs to get on WPA password-protected networks as well. It just takes much longer (think weeks) and more computer expertise.

Using such programs along with high-powered Wi-Fi antennas that cost less than $90, hackers can pull in signals from home networks two to three miles away. There are also some computerized cracking devices with built-in antennas on the market, like WifiRobin ($156). But experts said they were not as fast or effective as the latest free cracking programs, because the devices worked only on WEP-protected networks.

To protect yourself, changing the Service Set Identifier or SSID of your wireless network from the default name of your router (like Linksys or Netgear) to something less predictable helps, as does choosing a lengthy and complicated alphanumeric password.

Setting up a virtual private network, or V.P.N., which encrypts all communications you transmit wirelessly whether on your home network or at a hot spot, is even more secure. The data looks like gibberish to a snooper as it travels from your computer to a secure server before it is blasted onto the Internet.

Popular V.P.N. providers include VyperVPN, HotSpotVPN and LogMeIn Hamachi. Some are free; others are as much as $18 a month, depending on how much data is encrypted. Free versions tend to encrypt only Web activity and not e-mail exchanges.

However, Mr. Palmer at the Electronic Frontier Foundation blames poorly designed Web sites, not vulnerable Wi-Fi connections, for security lapses. “Many popular sites were not designed for security from the beginning, and now we are suffering the consequences,” he said. “People need to demand ‘https’ so Web sites will do the painful integration work that needs to be done.”

20/02 Blogs Wane as the Young Drift to Sites Like Twitter

February 20, 2011
By VERNE G. KOPYTOFF

SAN FRANCISCO — Like any aspiring filmmaker, Michael McDonald, a high school senior, used a blog to show off his videos. But discouraged by how few people bothered to visit, he instead started posting his clips on Facebook, where his friends were sure to see and comment on his editing skills.

“I don’t use my blog anymore,” said Mr. McDonald, who lives in San Francisco. “All the people I’m trying to reach are on Facebook.”

Blogs were once the outlet of choice for people who wanted to express themselves online. But with the rise of sites like Facebook and Twitter, they are losing their allure for many people — particularly the younger generation.

The Internet and American Life Project at the Pew Research Center found that from 2006 to 2009, blogging among children ages 12 to 17 fell by half; now 14 percent of children those ages who use the Internet have blogs. Among 18-to-33-year-olds, the project said in a report last year, blogging dropped two percentage points in 2010 from two years earlier.

Former bloggers said they were too busy to write lengthy posts and were uninspired by a lack of readers. Others said they had no interest in creating a blog because social networking did a good enough job keeping them in touch with friends and family.

Blogging started its rapid ascension about 10 years ago as services like Blogger and LiveJournal became popular. So many people began blogging — to share dieting stories, rant about politics and celebrate their love of cats — that Merriam-Webster declared “blog” the word of the year in 2004.

Defining a blog is difficult, but most people think it is a Web site on which people publish periodic entries in reverse chronological order and allow readers to leave comments.

Yet for many Internet users, blogging is defined more by a personal and opinionated writing style. A number of news and commentary sites started as blogs before growing into mini-media empires, like The Huffington Post or Silicon Alley Insider, that are virtually indistinguishable from more traditional news sources.

Blogs went largely unchallenged until Facebook reshaped consumer behavior with its all-purpose hub for posting everything social. Twitter, which allows messages of no longer than 140 characters, also contributed to the upheaval.

No longer did Internet users need a blog to connect with the world. They could instead post quick updates to complain about the weather, link to articles that infuriated them, comment on news events, share photos or promote some cause — all the things a blog was intended to do.

Indeed, small talk shifted in large part to social networking, said Elisa Camahort Page, co-founder of BlogHer, a women’s blog network. Still, blogs remain a home of more meaty discussions, she said.

“If you’re looking for substantive conversation, you turn to blogs,” Ms. Camahort Page said. “You aren’t going to find it on Facebook, and you aren’t going to find it in 140 characters on Twitter.”

Lee Rainie, director of the Internet and American Life Project, says that blogging is not so much dying as shifting with the times. Entrepreneurs have taken some of the features popularized by blogging and weaved them into other kinds of services.

“The act of telling your story and sharing part of your life with somebody is alive and well — even more so than at the dawn of blogging,” Mr. Rainie said. “It’s just morphing onto other platforms.”

The blurring of lines is readily apparent among users of Tumblr. Although Tumblr calls itself a blogging service, many of its users are unaware of the description and do not consider themselves bloggers — raising the possibility that the decline in blogging by the younger generation is merely a semantic issue.

Kim Hou, a high school senior in San Francisco, said she quit blogging months ago, but acknowledged that she continued to post fashion photos on Tumblr. “It’s different from blogging because it’s easier to use,” she said. “With blogging you have to write, and this is just images. Some people write some phrases or some quotes, but that’s it.”

The effect is seen on the companies providing the blogging platforms. Blogger, owned by Google, had fewer unique visitors in the United States in December than it had a year earlier — a 2 percent decline, to 58.6 million — although globally, Blogger’s unique visitors rose 9 percent, to 323 million.

LiveJournal, another blogging service, has decided to emphasize communities. Connecting people who share an interest in celebrity gossip, for instance, provides the social interaction that “classic” blogging lacks, said Sue Rosenstock, a spokeswoman for LiveJournal, which is owned by SUP, a Russian online media company. “Blogging can be a very lonely occupation; you write out into the abyss,” she said.

But some blogging services like Tumblr and WordPress seem to have avoided any decline. Toni Schneider, chief executive of Automattic, the company that commercializes the WordPress blogging software, explains that WordPress is mostly for serious bloggers, not the younger novices who are defecting to social networking.

In any case, he said bloggers often use Facebook and Twitter to promote their blog posts to a wider audience. Rather than being competitors, he said, they are complementary.

“There is a lot of fragmentation,” Mr. Schneider said. “But at this point, anyone who is taking blogging seriously — they’re using several mediums to get a large amount of their traffic.”

While the younger generation is losing interest in blogging, people approaching middle age and older are sticking with it. Among 34-to-45-year-olds who use the Internet, the percentage who blog increased six points, to 16 percent, in 2010 from two years earlier, the Pew survey found. Blogging by 46-to-55-year-olds increased five percentage points, to 11 percent, while blogging among 65-to-73-year-olds rose two percentage points, to 8 percent.

Russ Steele, 72, a retired Air Force officer and aerospace worker from Nevada City, Calif., says he spends up to three hours a day seeking interesting topics and writing about them for his blog, NC Media Watch, which covers local issues in Nevada County, northeast of Sacramento. All he wants is to have a voice in the community for his conservative views.

Although he signed up for Facebook this month, Mr. Steele said he did not foresee using it much and said that he remained committed to blogging. “I’d rather spend my time writing up a blog analysis than a whole bunch of short paragraphs and then send them to people,” he said. “I don’t need to tell people I’m going to the grocery store.”

19/02 Jilted in the U.S., a Site Finds Love in India

February 19, 2011
By HANNAH SELIGSON

IN 2008, three young guys in Manhattan started Ignighter.com, a dating Web site focused on twentysomethings. They sought to set themselves apart by enabling members to set up group dates: One member, serving as a point person, could arrange a date — a movie, say, or a picnic in Central Park — with a group of other people and thereby take some of the awkward edge off of typical dates.

During the company’s first year, the three founders — Kevin Owocki, now 26, Daniel Osit, 29, and Adam Sachs, 28 — hustled to get the word out, hosting parties, blitzing college campuses with fliers and doing a big push on Facebook.

By the end of 2008, Ignighter.com had 50,000 registered users in the United States — a decent number, but not big enough to put it on the digital dating map, which is crowded with competitors.

“People just didn’t get right away what the site was when we told them about it. They thought it was a site for orgies,” says Mr. Sachs, who is in charge of business development and media relations for the site.

Then, in April 2009, while checking statistics about visitors to the site, Mr. Osit, who is in charge of marketing, noticed that there was a lot of traffic from Singapore, Malaysia, India and South Korea.

Mr. Sachs recalls: “We didn’t pay any attention to it at first. “We thought, ‘That’s interesting — now let’s plan our next event in New York City.’ ”

But by June, they couldn’t ignore the traffic from Asia — specifically India, which by then had more visitors than any other Asian country. Ignighter was gaining hundreds of users a day, mainly from New Delhi, Mumbai, Hyderabad and Chennai.

“In January 2010, we made the decision that we are an Indian dating site,” Mr. Sachs says. And now, with almost two million users — and 7,000 more signing up daily — Ignighter is considered India’s fastest-growing dating Web site.

To put it another way, it gets as many users in a week in India as it did in a year in the United States. Next month, Ignighter will open an office in India and hire a dozen local employees. The company has stopped developing its American site, though it remains online.

As funding heats up for Web start-ups in general, some investors have taken notice of Ignighter and its potential in India. This month, the company closed a $3 million round of financing. Forty percent of its investors are based in India, including Rajan Anandan, Google’s top executive in India. In the United States, Ignighter is backed by Point Judith Capital, Founder Collective and GSA Venture Partners, among others.

“Here we are, a few Jewish guys sitting in Union Square, and we might have accidentally revolutionized the dating scene in India,” Mr. Sachs says of himself and Mr. Osit. They and Mr. Owocki, who is charge of Web development and programming for Ignighter, have never been to India — though they now plan to make frequent trips there.

IT’S not all that unusual for start-ups to find that their market isn’t what they intended, said Sean Marsh, co-founder of Point Judith Capital in Providence, R.I., and an investor in Ignighter. But not all entrepreneurs choose to listen to what the market is telling them, he says.

Even though an Indian dating site wasn’t their original concept, the Ignighter founders decided to pivot at a crucial moment, he says: “You have to be flexible as an entrepreneur and bend to the market and consumer feedback.”

So how did this happy accident happen?

Mr. Osit suspects that young people in India read about the service on technology blogs like Mashable and TechCrunch. From there, it grew in part because dating in India is still in a somewhat embryonic stage. It happens in big cities like Mumbai and Hyderabad, but in many less cosmopolitan parts of India it’s still considered taboo for unmarried men and women to be seen in public together. Many couples, as they have for centuries, meet through arranged marriages that their relatives orchestrate.

But for some in this generation — those raised on a diet of MTV and social networks — there’s a desire to find new dating scripts, or just to hang out with a coed group.

The group dynamic also makes going out an easier sell to parents, who are worried about safety and propriety. That’s what led Rohan Bhardwaj, 23, to set up a profile on Ignighter last month. He works in New Delhi at Exclusively.In, an online store that sells Indian luxury goods, and, like a majority of his peers, he lives with his parents. He heard about Ignighter from his boss in the United States — the chief executive of Exclusively.In, which shares office space with Ignighter in Manhattan — and from his cousin in Canada.

Mr. Bhardwaj formed a group with two friends and, as the point person or “ambassador” of that group, asked out two twentysomething women from New Delhi. They arranged a date at a karaoke bar, and their second date was at the Hard Rock Cafe in the Saket District Center. Since then, he has gone on a couple of more dates with that group.

Mr. Bhardwaj says he isn’t trying to find a wife through the site. For him, that’s a long way off. “There’s a particular age when people have to get married, which is around 26 or 27,” he says. And he is not yet sure if he will go the traditional route to find a wife, adding that his parents are open to the idea of a “love marriage” that is not arranged.

For people like Mr. Bhardwaj, Ignighter is filling a social niche that allows them to combine social networking and offline “friending” without the pressure of the matrimonial sites that dominate India’s online dating landscape. “Group dating is a great opportunity that didn’t exist before,” Mr. Bhardwaj says.

But in a culture where dating can still be a relatively new concept, Ignighter.com’s success may depend, in part, on which way the social winds blow.

“I’m seeing the change happening. There are enough people in the new generation who want to have their own identity and meet people on their own terms,” says Sasha Mirchandani, 38, an investor in Ignighter.com and managing partner of Kae Capital, a venture capital firm in Mumbai. “If I were 27 or 28 and single, I would go online to date,” says Mr. Mirchandani, who is married.

Ignighter, unlike the matrimonial sites, puts socializing and dating directly into the hands of young people. On most of the matrimonial sites, there’s a drop-down menu for “profile created for” — which includes son, daughter, brother, sister, relative or self. When it comes to Ignighter, “as far as we know, there are not a lot of parents on our site,” Mr. Sachs said.

Matrimonial sites thrive in India. Shaadi.com and others like Jeevansathi.com and Bharat Matrimony all have millions of users. The online matrimonial industry in India is estimated to generate $63 million a year in revenue and has tens of millions of registrants, according to EmPower Research, a market research firm.

“Dating sites have not succeeded in India,” says Gaurav Mishra of the MSL Group, a division of the marketing company Publicis Groupe. “It’s either been social networking sites or matrimonial sites.” Traditional dating sites, like Match.com, haven’t taken off in India.

Mr. Mirchandani says he believes the situation is changing. “In a country of nearly a billion,” he says, “even if arranged marriages decline from 90 percent to 86 percent, that still means there are millions of people who could turn to a dating site.”

After hearing about Ignighter from friends and colleagues, Navya Shreejogi, 26, an engineer in Chennai who lives in an apartment with two roommates, logged on, created a basic profile and went browsing. She was a little disappointed. “It’s more teenagers who are still in college and just want to have fun,” she says. “The guys didn’t seem serious.”

Ms. Shreejogi, like many in her generation, isn’t that worried about meeting someone. She’ll leave that to her parents. “I don’t need to bother finding a mate,” she says. “My mom and dad have been searching for a husband for me for two years, and I have lots of friends and colleagues I can go out with on the weekend, so I don’t need this kind of site.” She also says she and her female friends are concerned about safety issues connected with meeting strangers through online dating.

Still, she acknowledges that the site could draw young people who move to a big city, like Chennai, and don’t yet have a social circle and are seeking an alternative to an arranged marriage.

Mr. Mishra is skeptical that a site like Ignighter.com can succeed. “Indian women don’t even post their own profiles on matrimonial sites; their fathers and brothers do,” he says. “So, I can’t imagine Indian women posting their profiles on a dating site, and to have a successful dating site, you need to have women.”

Still, 40 percent of Ignighter’s members are women, according to the company.

While the pace of cultural and social change may well dictate how Ignighter.com fares in India, other indicators are pointing in its favor. For one, India is a less-saturated Internet market — only a small percentage of the population goes online — making it a potentially lucrative opportunity for sites that get there early.

“If you look at it from a macro perspective, we are on the right side of globalization,” Mr. Osit says. “India is growing much faster than the U.S.” — where about three-quarters of the population has regular Internet access.

The next phase for Ignighter.com is to see whether it can be an Indian dating site based in India. All three founders agree that they can’t run the business by remote control from their office in Union Square. So each will spend a couple of months a year at the soon-to-be-opened Indian office.

“All of our decisions so far have been very mathematical,” Mr. Sachs says.

Mr. Osit adds that their biggest cultural blind spot is in understanding male-female interaction in India. “I’m sure there are a lot of subtleties there that we need to grasp,” he says.

When Mr. Osit, Mr. Sachs and Mr. Owocki go to India for the first time next month, they will set up an office, arrange for the company to be incorporated, and hire employees. But they will also see how young people interact, becoming students of the Indian social scene so they can make some decisions about the site:

Should they remove the “Seinfeld” references on the site that were meant for an American audience? Should they translate the site into Hindi? If so, how do you say “group dating” in Hindi? Should they ask users for their caste? What kinds of offline partnerships, if any, should they form? And what role should mobile devices play?

They’ll also have to navigate serious logistical issues. A case in point is that 70 percent of payments that subscribers try to make can’t be processed because of problems with the credit card system. (Members are allowed to keep using the site free when this happens but can’t send messages.) Mr. Sachs says he hopes they can work out these glitches upon their arrival.

In India, the site works the same way it did in the United States. Groups chat through messaging, and arrange to go out on dates to movies, restaurants and clubs. The median age of users is 23.5; the average group size is four people, Mr. Sachs says.

The site is still trying to determine the best pricing; a yearly subscription fee now runs $10 to $45. On the Indian version of the site, a virtual-goods marketplace is prominent, selling virtual gifts like cricket balls and naan bread — to be sent to other users as a way to flirt. “It’s been a big hit,” Mr. Osit says. “We sell about 10,000 gifts a month.”

AS for how many group dates Ignighter.com has helped to arrange in India so far, the founders don’t know. They’ll start doing user and market research later this year. At this point, it’s not clear whether many of the group outings lead to romance, but the site is clearly striking a chord.

“Young people aren’t using Ignighter.com to get married,” Mr. Bhardwaj said. They’ll still go to the tried-and-true matrimonial sites for that.