Sunday, April 10, 2011

Một số tiểu thuyết gia thời đại: Yoshikawa Eiji, Shiba Ryou Tarou, Ikenami Shou Tarou, Fukusawa Shuhei, Endou Shusaku

Yoshikawa Eiji(吉川英治) ( 1892-1962 ) là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản nổi tiếng nhất với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Ông từng làm nhiều nghề trước khi bước vào nghề viết và bắt đầu nổi tiếng với “Naruto Hichou” (鳴門秘帖) và trở thành tác gia văn học đại chúng tiêu biểu với “Miyamoto Musashi “đăng liên tục trên tạp chí Asahi kể từ năm 1935. Ông chịu nhiều ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản như truyện Thử Hử, Tam Quốc Chí hay truyện Heike để rồi sau này ông lại kể lại những câu chuyện này dưới cái nhìn của mình với ngôn ngữ dễ tiếp nhận hơn. Ông nhận được huân chương văn hóa năm 1960, giải thưởng cao quý nhất dành cho người cầm bút và mất ngày 7 tháng 9 năm 1962 vì ung thư phổi. Yoshikawa Eiji được xem là một trong những cây bút viết tiểu thuyết lịch sử lớn nhất không chỉ ở Nhật Bản mà còn là phạm vi toàn cầu. Cả đời ông viết khoảng 80 trường thiên và 180 đoản thiên.


Kinh lịch:


Ông sinh vào ngày 11 tháng 8 năm 1892 với cái tên Yoshikawa Hidetsugu (吉川英次)tại tỉnh Kanagawa và là con thứ của Yoshikawa Naohiro, nguyên là một võ sĩ của phiên Odawara. Thời còn học tiểu học từng ước mơ sau này trở thành kỵ sĩ, đến năm 10 tuổi thì bắt đầu có bài viết gửi đăng tạo chí. Năm 11 tuổi vì bố làm ăn thất bại nên phải nghỉ học và đi làm. Năm 18 tuổi gặp tai nạn suýt chết khi đang làm việc tại bến tàu Yokohama, năm 1910 lên Toukyou học việc trong một hiệu sơn. Khoảng thời gian này ông quan tâm đến thơ Haiku được thể hiện qua truyện tranh. Ông tham gia vào một hội thơ và bắt đầu viết Haiku qua truyện tranh với bút danh Kijirou (雉子郎), Kiji nghĩa là con trĩ. Năm 1914 ông nhận được giải nhất với tác phẩm “Enoshima Monogatari” trong cuộc thi sáng tác do nhà xuất bản Koudansha tổ chức. Năm 1921 gia nhập tờ báo Maiyu shimbun và trong những năm sau đó bắt đầu xuất bản các tác phẩm nhiều kỳ. Thời gian này ông viết “Shinranki” kể về cuộc đời sư Thân Loan.


Năm 1923 kết hôn với Akazawa Yasu và trong năm này xảy ra trận động đất lớn ở Kantou làm tờ báo nơi ông làm việc phải đóng cửa nên phải gửi tác phẩm đến nhà xuẩt bản Koudansha. Trận động đất này khiến ông quyết tâm theo đuổi nghề viết. Sau đó vài năm Koudansha công nhận ông là tác gia số một của họ. Ông từng sử dụng qua 19 bút danh khác nhau trước khi chọn Yoshikawa Eiji. Thực chất đây chỉ là cách đổi chữ từ Hidetsugu, tên ông sang Eiji mà thôi. Hidetsugu còn có thể đọc là Eiji và bút danh này được sử dụng mãi đến sau này. Lần đầu tiên ông sử dụng bút danh này là với tác phẩm “Kennan Jonan” (Kiếm nạn nữ nạn). Rồi tên tuổi ông nhanh chóng được biết đến qua “Naruto hichou” đăng liên tục trên tờ Osaka shimbun.

Đầu những năm 30 thì các tác phẩm của ông trở nên hướng nội, phản ánh những khó khăn trong cuộc sống nhưng đến năm 1935, với trường thiên tiểu thuyết “Miyamoto Musashi” đăng trên tờ Asahi shimbun thì tên tuổi ông đã trở thành bất tử trên văn đàn Nhật Bản nói riêng và của cả thế giới nói chung. Có thể nói đây chính là kiệt tác để đời của ông, một trường thiên tiểu thuyết của văn học đại chúng được xây dựng từ cuộc đời của kiếm khách vô song có thật trong lịch sử. Quá trình hình thành nên kiếm khách Miyamoto Musashi là một chuỗi dài những trui rèn với tinh thần cầu đạo tinh tấn dũng mãnh. Tác phẩm này đã châm ngòi cho phong trào khai thác Miyamoto Musashi ở nhiều tác gia văn học khác cũng như các lãnh vực khác như phim ảnh, kịch nghệ. Hầu như không một người Nhật Bản nào không đọc Miyamoto Musashi.


Năm 1937 chiến tranh với Nhật Trung nổ ra và tờ Asahi shimbun phái ông làm đặc phái viên. Thời gian này ông ly dị Akazawa Yasu và tái hôn với Ikedo Fumiko và vẫn tiếp tục viết với nhiều ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Hoa như tác phẩm “Shin Sangokushi” (Tân Tam Quốc Chí).


Chiến tranh kết thúc và ông cũng tạm ngừng viết, sống tại Yoshino, khu ngoại ô thành phố Toukyou. Sau đó không lâu, vào năm 1947 ông bắt đầu viết lại và kết quả là sự ra đời của các tác phẩm như “Shin Heike Monogatari” (Truyện Heike mới) đăng trên tuần san Asahi (1950) và “Shihon Taiheiki”.


Toàn bộ các tác phẩm của Yoshikawa Eiji được nhà xuất bản Koudansha xuất bản chia thành 80 cuốn gọi là : Yoshikawa Eiji Rekishi Jidai Bunko ( Văn khố tiểu thuyết thời đại lịch sử của Yoshikawa Eiji).


1 : Kenjo Kennan ―剣難女難

2~ 4 : Naruto Hichou -鳴門秘帖

5~ 7: Edo Sangokushi―江戸三国志

8 : Kankan mushi wa Utau―かんかん虫は唄う

9: Rougoku no hanayome-牢獄の花嫁

10: Matsu no Rohachi―松の露八

11~13: Shinran―親鸞

14~ 21: Miyamoto Musashi―宮本武蔵

22~32 : Shinsho Taikouki―新書太閤記

33~ 40: Sangokushi―三国志

41~ 42: Minamoto Yoritomo―源頼朝

43: Uesugi Kenshin―上杉謙信

44: Kuroda Yoshitaka―黒田如水

45: Ooka Echizen―大岡越前

46: Taira no Masakado―平の将門

47~ 62: Shin Heike monogatari―新平家物語

63~ 70: Shihon Taiheiki ―私本体太平記

71 ~ 74: Shin Suikoden―新水滸伝

75: Jirokichi goushi-治朗吉格子

76: Yagyu tsukikage no shou―柳生月影抄

77: Wasure nokori no ki―忘れ残り記

77~78: Shinshuu Tenma kyou―神州天馬侠

_____________________________________________

Ikenami Shoutarou (池波正太郎 1923~1990) : Sinh tại Asakusa, Toukyou là một trong các tác gia viết tiểu thuyết thời đại lớn nhất Nhật Bản. Không chỉ là nhà văn, ông còn là nhà phê bình điện ảnh, nhà nghiên cứu ẩm thực nổi tiếng. Nhiều tiểu thuyết thời đại của ông đã trở thành đề tài bất tận cho điện ảnh Nhật Bản. Thuở nhỏ Ikenami rất thích điện ảnh. Ông viết nhiều tiểu thuyết thời đại với bối cảnh là thời Edo và Chiến Quốc, trong số đó có nhiều kiệt tác. Tên tuổi Ikenami trở nên bất hủ với những án văn đậm tình người nhưng không kém phần khốc liệt của các nhân vật võ sĩ thời trung cổ Nhật Bản.
Các tác phẩm đoạt giải : “Taiko”, “Sakuran”, “Koroshi no yonnin” (quyển đầu tiên trong series Shikakenin.Fujieda Baian), “Shikake hari”,”Ichimatsu Kozou no onna”.
Trường biên “ Onihei Hankachou” xây dựng nhân vật Hasegawa Heizou, một vị quan sống thời Edo có tài bắt trộm, giải quyết các vụ án đã trở thành đề tài bất tận cho phim ảnh. Tác phẩm “Sakuran” đã nhận được giải thưởng Naoki lần thứ 43 năm 1957.

Các tác phẩm chủ yếu :

Onihei Hankachou―鬼平犯科帳
Kenkyaku Shoubai―剣客商売
Kenkyaku Gunzou―剣客群像
Shikakenin.Fujieda Baian―仕掛け人.藤枝梅安
Ahou Garasu―あほうがらす
Sanada Taiheiki―真田太平記
Mukashi no aji―昔の味
Otoko no Sahou―男の作法
Sengoku Gensoukyoku―戦国幻想曲
Aji to eiga no saijiki―味と映画の歳時記
Ginza no nikki―銀座の日記
Yoru no senshi―夜の戦士
Chou no senki―蝶の戦記
Shinobi no kaze―忍びの風
Shinobi no onna―忍びの女
Shinobi Tamba Oosuke―忍者丹波大介
Hinokuni no shiro―火の国の城
Ninja Gunzou―忍者群像
Adauchi Gunzou―あだ討ち群像

______________________________________________

Shibaryou Tarou (司馬遼太郎)(1923~1996) tên thật là Fukuda Teiichi (福田定一) sinh tại Osaka và là một trong những tiểu thuyết gia lịch sử vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông được biết đến nhiều qua thể loại tiểu thuyết lịch sử, truyền kỳ với lịch sử quan độc đáo và thể loại tùy bút, bút ký và Essay về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa. trong thời gian còn làm ký giả cho các tờ báo. Các bài Essay của ông được xuất bản thành bộ, trong đó có tập “Kaidou wo yuku” (街道をゆく)(đi trên đường) rất nổi tiếng ghi chép lại những chuyến đi vòng quanh Thế Giới của ông, qua nhiều nước và thông qua đó nói lên cách nhìn nhận của mình về lịch sử, văn hóa mỗi nước mà ông đi qua. Một tập Essay khác là “Ningen no shudan ni tsuite” (人間の集団について)
(suy nghĩ về tập đoàn người) kể lại chuyến đi thực tế của ông đến Sài Gòn trước năm 1975 và qua đó, dĩ nhiên, nêu lên nhận định của mình về tình hình chiến tranh Việt Nam.
Shiba là một cây đại thụ trong làng văn học đại chúng, nhân vật trung tâm và là một trong ba người được nhà phê bình Kawamoto Saburou đề cao là “Ichi Hei ni Tarou” (một ông Hei, hai ông Tarou. Ông Hei ở đây là Fujiwara Shuhei, hai ông Tarou là Shiba và Ikenami Shoutarou). Shiba được nhiều người đánh giá cao ở cái nhìn về lịch sử, lịch sử quan của ông thể hiện qua những trường thiên như “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken”. Dĩ nhiên khi viết về lịch sử thì bị hạn chế rất nhiều về kết cấu, kết thúc và sự kiện. Nhưng Shiba cố gắng thổi một luồng gió mới vào thể loại tiểu thuyết lịch sử khi nhìn nhận nhân vật lịch sử ở những góc độ khác nhau. Ông thường bảo khi quan sát ai đó thì phải trèo lên cao nhìn xuống tổng thế. Còn nếu đứng ngang hàng nhìn mặt thì sẽ phát sinh nhiều ngộ nhận. Vì vậy, lý giải một nhân vật, sự kiện lịch sử là đặc điểm của Shiba. Nói Shiba là một con gà mắn đẻ quả không sai vì ông viết liên tục về sự thay đổi của Nhật Bản tập trung vào cuối thời Edo đến đầu Meiji. Số lượng tác phẩm của ông vô cùng lớn và hần nhiều người Nhật đều đọc ít nhất một tác phẩm của ông.

Kinh lịch:

Shibaryou Tarou chỉ là bút danh, Tarou là một cái tên phổ thông của nam giới. Shibaryou ở đây có nghĩa là “còn lâu mới bằng Shiba”. Shiba mà ông ngưỡng mộ ở đây là Shibasen (Tư Mã Thiên)(司馬遷 )sử gia Trung Hoa với bộ “Sử ký”. Shiba là con thứ của một chủ hiệu thuốc ở Osaka. Đời ông nội vốn là nông dân ở tỉnh Hyougo. Năm lên 2 tuổi thì anh trai mất, còn lại một em gái và một chị gái. Thuở nhỏ rất tinh nghịch, ghét đi học. Năm 1930 vào trường tiểu học ở Osaka, gần nhà mẹ có nhiều di tích thổ ngẫu thời tiền sử và cậu bé Teiichi bắt đầu thu nhặt những mảnh vở đồng, đá của các di tích. Có lẽ sự quan tâm đến lịch sử bắt đầu từ đây?
Tháng 4 năm 1940 Shiba vào khoa tiếng Mông Cổ trường Đại Học Ngoại Ngữ Osaka (Osaka gaidai) và trong thời gian này rất thích đọc văn học Nga và “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Năm 1946 vào tờ báo Shin Nihon shimbun và trong khoảng thời gian này bắt đầu nghĩ đến chuyện viết tiểu thuyết. Thời gian này ông viết các ký sự về đại học, tôn giáo nhưng 2 năm sau tờ báo phá sản, Shiba vào đầu quân cho chi nhánh ở Kyouto của tờ Sankei shimbun, một trong những tờ báo lớn nhất thời đó. Năm 1955 cho ra đời tập tùy bút Salaryman sử dụng tên thật. Mấy tác phẩm sau này ông cũng dùng tên thật, sau được người bạn thân Terauchi Daikichi khuyên viết tiểu thuyết và tháng 5-1956 cuốn tiểu thuyết “Perusha no genjutsu shi” (Pháp sư Ba Tư) nhận được giải thưởng câu lạc bộ Koudan lần thứ 8. Đây là cuốn sách đầu tiên sử dụng bút danh Shibaryou Tarou. Sau đó cùng với Terauchi lập ra tạp chí “Kindai setsuwa” và liên tục gửi tác phẩm về nhiều tờ báo khác. Tháng 7 năm 1958 cuốn sách mang tên Shibaryou Tarou lần đầu tiên được xuất bản, là cuốn “Shiroi Kankiten”. Lúc bấy giờ ông được chú mục nhiều về các tác phẩm truyền kỳ cũng Yamada Fuu Tarou nhưng không nghĩ rằng mìng lại trở thành tiểu thuyết gia lịch sử. Sau đó bắt đầu viết “Fukurou no iru tojou” (sau này sửa thành “Fukurou no shiro”, tác phẩm này trở thành đề tài khai thác cho điện ảnh sau này) đăng liên tục trên báo và cho ra đời tập “Osaka samurai”. Năm 1960 cuốn “Fukurou no shiro” nhận được giải thưởng Naoki lần thứ 42, một giải thưởng văn học cao quý. Năm 1961 nghỉ việc ở tờ báo Sankei và bắt đầu cuộc sống của tác gia chuyên nghiệp.

Thời gian đầu ông viết nhiều truyện truyền kỳ và tiểu thuyết thời đại (xem bài tiểu thuyết thời đại) như “Osaka samurai”, “Kaze no bushi”, “Kazegami no mon” và một ít truyện trinh thám nhưng từ năm 1962 đăng tải “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken” và từ năm 1963 là “Kunidori Monogatari”, Shiba đã bắt đầu nổi tiếng trong lãnh vực tiểu thuyết lịch sử. Có thể nói “Ryouma ga yuku” là kiệt tác để đời của ông. Bộ trường thiên này kể về cuộc đời của Sakamoto Ryouma, một võ sĩ sống vào cuối thời Edo và là nhân tố quan trọng để công cuộc Minh Trị Duy Tân thành công. Nhật Bản dưới sự cai trị của Tướng Quân Tokugawa đã bế quan tỏa cảng hơn 200 năm, vì vậy khi người phương Tây đến Nhật thì nhiều người nhận ra sự thua sút của mình với thế giới bên ngoài. Dân chúng sống trong 200 năm đóng cửa đã nuôi dưỡng nên một cái nhìn sợ sệt đối với người nước ngoài. Cuối thời Edo, họ Tokugawa đồng ý mở cửa giao thương với Mỹ và một số nước Châu Âu nhưng nhiều người chống lại điều này. Họ lập nên phái “Sonnou Joui” chủ trương lật đổ Tokugawa, trả lại quyền lực cho Thiên Hoàng và đuổi người ngoại quốc ra khỏi Nhật Bản. Một phái khác ủng hộ chế độ Mạc Phủ của Tokugawa và hai phái này đã gây ra cuộc nội chiến thảm khốc. Đương thời cảnh ám sát giữa ban ngày là chuyện bình thường. Sakamoto Ryouma, một con người có lương tri nhận ra rằng cần phải thay đổi, cần phải học theo phương Tây để bảo vệ Tổ quốc, để đuổi kịp trình độ của Thế giới.

Dĩ nhiên Shiba không phải là nhà nghiên cứu lịch sử mà chỉ là tiểu thuyết gia. Tác phẩm của ông là tiểu thuyết chứ không phải luận văn nghiên cứu. Nhưng có lẽ Shiba là bậc thầy trong cuộc sống (Jinsei no tatsujin) nên mọi góc nhìn của ông về lịch sử đều rất độc đáo. Shiba là người giỏi nói chuyện, lại là người giỏi lắng nghe. Các tập truyện đối thoại của ông rất nhiều. Shiba còn nổi tiếng với tài đọc nhanh. Một hôm có người bạn đến nhà chơi vừa uống cà phê vừa nói chuyện. Trong lúc người bạn vừa uống hết ly cà phê thì Shiba vẫn vừa nói chuyện và đọc xong một cuốn sách dày. Mô tả lại chính xác những gì đọc được nên mọi người đều kinh ngạc.

Năm 1981 trở thành hội viên hội nghệ thuật Nhật Bản và được chọn là người có nhiều cống hiến cho văn hóa năm 1991. Đến nam 1993 Shiba được nhận huân chương văn hóa. Ngày 12 tháng 2 năm 1996 mất tại bệnh viện quốc lập Osaka, thọ 72 tuổi. Kỳ lạ là nơi ông mất cũng chính là nơi nhân vật Omura trong cuốn tiểu thuyết “Hanagami” của ông mất. Ngày 10 tháng 3 có hơn 3000 người tham gia vào ngày hội “tiễn đưa Shibaryou”. Năm 2001 nhà tưởng niệm Shibaryou Tarou được thành lập . Phòng kỷ niệm Shibaryou ở văn học quán Himeji mỗi năm vào ngày sinh nhật mùng 7 tháng 8 đều mở cửa đón khách tham quan. Shibaryou Tarou là người kết bạn với các nhân vật lịch sử !

Các giải thưởng:

1956: Giải Koudan Kurabu lần 8 với “Perusha no Genjutsu shi”
1960: Giải Naoki lần 42 với “Fukurou no shiro”
1966: Giải Kikuchi kan lần 14 với “Kunidori Monogatari” và “Ryouma ga yuku”
1967: Giải thưởng nghệ thuật Osaka và giải thưởng nghệ thuật Mainichi với “Junshi”
1968: Giải thưởng độc giả Bungei shunju 30 với “Rekishi wo kikou suru”
1970: Giải thưởng văn học Yoshikawa Eiji với “Yo ni sumu hibi”
1976: Giải thưởng viện nghệ thuật Nhật Bản lần 32.
1981: Giải thưởng văn học Yomiuri 33 với “Hitobito no Asioto”
1982: Giải thưởng Asahi
1985: Giải thưởng phát thanh văn hóa, giải thưởng văn học Nhật Bản lần 16 với “Namban no michi” trong series “Kaidou wo yuku”
1986: Giải thưởng văn học Yomiuri 38 với “Roshia ni tsuite”
1988: Giải thưởng Meijimura 14 vớI “Dattan Shippuroku”
1991: Người có công trong lãnh vực văn hóa
1993: Huân chương văn hóa
1996: Giải thưởng Ihara Saikaku lần thứ nhất.

Các tác phẩm chính:

·Toàn tập, tuyển tập:

Shibaryou Tarou zenshuu ( 68 cuốn- Shibaryou Tarou toàn tập)
Shibaryou Tarou tampen zenshuu ( 12 cuốn – Shibaryou đoàn biên toàn tập)
Shibaryou Tarou ga kangaeta koto (15 cuốn- Những điều Shibaryou nghĩ)
Shibaryou Tarou taiwa senshuu ( 5 cuốn – Shibaryou đối thoại tuyển tập)

·Trường biên tiểu thuyết :

Fukurou no Shiro (1959 )- 梟の城
Kamigta Bushi (1660 ) ―上方武士
Kaze no Bushi (1961 ) ―風の武士
Sen’Un no yume (1961 ) ―戦雲の夢
Kazegami no Mon (1962 ) ―風神の門
Ryouma ga Yuku ( 1963 ) ―竜馬がゆく
Moeyo ken (1964 ) ―燃えよ剣
Shirikurae Magoichi (1964 ) ―尻啖え孫市
Koumyou ga Tsuji ( 1965 ) ―功名が辻
Shiro wo torubanashi (1965 ) ―城をとる話
Kunidori Monogatari (1965 ) ―国盗り物語
Hokuto no Hito (1966 ) ―北斗の人
Sekigahara (1966 )―関が原
Juuichi banme no shishi (1967 ) ―十一番目の志士
Saigo no Shougun ( 1967 ) ―最後の将軍
Junshi (1967 ) ―殉死
Natsugusa no Fu (1968 ) ―夏草の賦
Shinshi Taikouki (1968 ) ―新史太閤記
Yoshitsune ( 1968 ) ―義経
Tooge (1968 ) ―峠
Miyamoto Musashi (1968 ) ―宮本武蔵
Saka no ue no Kumo (1969 ) ―坂の上の雲
Youkai (1969 ) ―妖怪
Saigetsu (1969) ―歳月
Yo ni sumu Hibi (1971 ) ―世に棲む日々
Jousai (1971~1972 ) ―城塞
Hanagami (1972 ) ―花神
Tobu ga Gotoku ( 1975~1976 ) ―翔ぶが如く
Kochou no Yume (1979 ) ―胡蝶の夢
Hạng Vũ- Lưu Bang (1979 ) ―項羽と劉邦
Hitobito no Kyoon (1981 ) ― ひとびとの跫音
Nanohana no Oki (1982 ) ―菜の花の沖
Hakone no Saka (1984 ) —箱根の坂

·Tiểu thuyết trinh thám:

Buta to Bara (1960 )
Kojienjou (1962 )

·Đoản biên tiểu thuyết:

Osaka samurai (1959 ) ―大阪侍
Shinsetsu Miyamoto Musashi (1962 ) ―真説宮本武蔵
Bakumatsu (1963 ) ―幕末
Shinsengumi Keppuu roku (1964 ) ―新選組血風録
Yotte Sourou ( 1965 ) ―酔って候
Toyotomike ho hitobito ( 1967 ) ―豊臣家の人々
Orewa Gongen (1982 ) ―俺は権現

·Essay, đối thoại

Kaidou wo Yuku (1971 ) ―街道をゆく
Rekishi wo kikou suru ( 1962 ) ―歴史を紀行する
Ningen no shuudan ni tsuite (1973 ) ―人間の集団について
Choan kara Pekin e (1976 ) ―長安から北京へ
Rekishi no Butai (1984 ) ―歴史の舞台
Amerika no sobyou (1986 ) ―アメリカの素描
Sougen no Ki―草原の記

·Essay, tùy bút, bình luận

Rekishi no naka no Nihon (1974 ) ―歴史の中の日本
Rekishi to shiten (1974 ) ―歴史と視点
Roshia ni tsuite―ロシアについて
Kono kuni no katachi (1990 ) ―この国のかたち
Rekishi to fuudo (1998 ) ―歴史と風土
Ningen to iumono (1998 ) -人間というもの

______________________________________________

Fujisawa Shuuhei (藤沢周平- 1927~1997) tên thật là Kosuge Tomeji (小菅留治) là một trong những cây bút viết tiểu thuyết thời đại cự phách của Nhật. Ông sinh ra tại tỉnh Yamagata và là con thứ ba trong gia đình nông dân nên từ thuở nhỏ đã làm quen với công việc đồng án và nông cụ. Kinh nghiệm này có nhiều ảnh hưởng đến các tác phẩm của ông sau này khi viết về cuộc sống nông thôn và các tùy bút về đề tài này. Thời học tiểu học rất ham mê đọc các loại tiểu thuyết, tạp chí và không dễ gì buông tay khi đã cầm sách. Lên đại học ông theo ngành sư phạm nhưng sau lại theo nghề báo.

Năm 1963 đứa con gái đầu lòng ra đời nhưng chẳng bao lâu sau vợ mất, bi kịch này ảnh hưởng nhiều đến các tác phẩm ông viết ra và ông bắt đầu với thể loại tiểu thuyết thời đại. Thời kỳ đầu các tác phẩm của ông thường u ám và nhân vật chính chịu nhiều bi kịch. Năm 1965 bắt đầu sử dụng bút danh Fujizawa Shuuhei.

Fujizawa Shuuhei được biết đến nhiều qua cuốn “Ansatsu no nenrin” nhận được giải thưởng Naoki lần 69 năm 1972 và nhanh chóng trở thành tác gia văn học đại chúng được yêu thích nhất. Tuy được tôn xưng như thế nhưng bản thân ông lại ghét danh hiệu này.


Các tác phẩm của Shuuhei thường lấy bối cảnh thời Edo ở phiên Umisaka thuộc một miền quê mùa của nước Nhật. Umisaka không phải là một phiên có thực nhưng đó là hình ảnh quên nhà của ông. Nhân vật trong tiểu thuyết của Shuuhei thường là các võ sĩ Samurai bình thường, cấp thấp, xuất thân thấp kém (như chính bản thân ông) và nội dung thường xoay quanh những dằn vặt, đau khổ giữa trách nhiệm và tình người hay tình cảm nhẹ nhàng đầm ấm giữa người với người. Nhiều tác phẩm của ông được dựng thành phim và những bộ phim này luôn đoạt giải cao ở các liên hoan phim Quốc tế. Ông cũng viết về tầng lớp thị dân thời Edo, những kẻ thuộc tầng lớp thấp kém hơn giới võ sĩ.

Theo ý cá nhân thì tôi thấy nội dung tiểu thuyết của Shuuhei rất lắng đọng và sâu sắc nhưng lối kể truyện có phần chất phát, không mang tính uyên bác như Shibaryou Tarou hay lôi cuốn như Ikenami Shoutarou. Có lẽ xuất thân của Shuuhei có tác động đến điều này? Trong đời hoạt động văn nghệ, Shuuhei đã nhận được nhiều giải thưởng: Naoki, Yamamoto Shuugorou, Yoshikawa Eiji, Asahi. Ông mất năm 1997 vì ung thư gan.


Các tác phẩm chính:


Ansatsu no nenrin ―暗殺の年輪

Matazou no hi ―又蔵の火

Gyakugun no hata―逆軍の旗

Gimin ga kakeru―義民が駆ける

Takemitsu shimatsu―竹光始末

Nagatonokami no inbou―長門守の陰謀

Youjimbou nichigetsu no shou―用心棒日月抄

Kaiten no mon―回転の門

Issa―一茶

Yorozuya Heishirou katsujin ken―よろずや平四郎活人剣

Tasogare Seibei―たそがれ清兵衛

Semishigure―蝉しぐれ

Kakushiken Koeishou―隠し剣孤影抄



____________________________________________


Endou Shuusaku (遠藤周作―1923~1996) là một tiểu thuyết gia Catholic, tốt nghiệp khoa văn học Pháp đại học Keiou Gijuku.
Năm 12 tuổi nhận lễ rửa tội theo Catholic. Năm 1950 sang Pháp du học tại, theo đại học Lyon, sau khi về nước nhận được giải thưởng Akutagawa với tác phẩm “Shiroi hito”. Ông viết nhiều về đề tài công giáo và nhận được nhiều giải thưởng bên ngoài Nhật Bản. Endou cùng với Yoshiyuki Junnosuke, Yasuoka Shoutarou, Shono Junzou, Agawa Hiroyuki, Sono Ayako và Miura Shumon được xem là nhóm tác gia thuộc “thế hệ thứ ba”(Daisan no shinjin), thế hệ xuất hiện sau cuộc đệ nhị Thế chiến.
Endou sinh ra tại Toukyou và là con thứ của hào sĩ Tsunehisa, nhân viên ngân hàng tốt nghiệp khoa luật đại học Toukyou, mẹ xuất thân từ trường âm nhạc Toukyou. Năm 3 tuổi theo cha sang Mãn Châu sinh sống. Đến năm 10 tuổi thì bố mẹ ly dị, Endou theo mẹ về nước sống tại Koube.
Năm 1943 Endou thi đậu vào khoa văn học trường Keiou Gijuku và học luôn nhưng trước đó lại làm bộ thi vào ngành y khoa. Khi ông Tsunehisa biết con thi đỗ thì rất vui mừng nhưng sau khi sự thật lộ ra thì đã tức giận mà từ con. Vì thế Endou phải sống bằng công việc dạy kèm, sống chung với bạn hay ký túc xá sinh viên. Lúc đầu dự định học tiếng Đức nhưng sau quyết chí học tiếng Pháp theo ngành văn học Pháp.

Các tác phẩm của Endou Shuusaku phản ánh nhiều kinh nghiệm thời niên thiếu của mình, bao gồm cả mặc cảm là một kẻ ngoài cuộc, một người ngoại quốc trong thời gian ở Mãn Châu, cuộc sống của bệnh nhân và đấu tranh giằng xé với bệnh tật. Tuy nhiên vị trí trung tâm trong các tác phẩm của Endou vẫn giành cho tình yêu Công giáo. Phần lớn các nhân vật của ông đều đấu tranh giằng xé giữa các giá trị đạo đức và hành động của họ thường mang lại nhiều kết quả khác nhau hay bi kịch. Endou Shuusaku thường được so sánh với Graham Greene nhưng Greene lại xem Endou là một trong những cây bút xuất sắc nhất thế kỷ 20. Nhân sinh quan của các nhân vật trong truyện của Endou đều có sự ảnh hưởng sâu sắc của Công giáo.

Tác phẩm đầu tiên của ông được dịch sang tiếng nước ngoài là “Chimoku” (Trầm mặc) và sau đó là nhiều tác phẩm khác đã nhận được sự đánh giá cao ở hải ngoại. Endou cũng đã được đề cử nhận giải Nobel nhưng không thành. Con trai của Shuusaku là Endou Ryuu Nosuke là Producer của cuộc FujiTelevi.

Các giải thưởng:

1955: giải Akutagawa lần 33 với “Shiroi hito”
1958: giải thưởng văn học Shinchou lần 5, giải văn hóa xuất bản Mainichi lần 12 với “Umi to Dokuyaku”
1966: Giải Tanizaki Jun’Ichirou lần 2 với “Chinmoku”
1978: Giải văn học Yomiuri lần 30 với “Kirisuto no tanjo”
1980: Giải thưởng văn nghệ Noma với “Samurai”
1994: Giải thưởng nghệ thuật Mainichi 35 với “Fukai gawa”
1995: Huân chương văn hóa

Các tác phẩm chính :

Shiroi Hito ―白い人
Chichi Oya―父親
Scandal―スキャンダル
Fukai gawa―深い河
Hahanaru mono―母なるもの
Shikai no Hotori―死海のほとり
Obakasan―おバカさん
Kessen no toki―決戦の時
Ryuugaku―留学
Chinmoku―沈黙
Umi to Dokuyaku―海と毒薬
Kage Boushi―影法師
Taihen daa―大変だぁ
Samurai―侍
Hangyaku―反逆
Shukuteki―宿敵
Suna no shiro―砂の城
Kanashimi no Uta―悲しみの歌
Oukoku e no michi―王国への道
Kori Ansanjin―狐狸庵山人
Kare no ikikata―彼の生き方

No comments:

Post a Comment