Wednesday, September 21, 2011

KHÁM PHÁ VŨ TRỤ


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Friday, August 26, 2011 8:53 AM
Subject: [HUYET-HOA] KHÁM PHÁ VŨ TRỤ

 

 

NASA phóng kính viễn vọng không gian mới

Cơ quan vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) cho biết, sẽ phóng kính viễn vọng không gian James Webb vào năm 2018 với kế hoạch hoạt động 5 năm.
Với trị giá 8,7 tỷ USD, James Webb (JWST) được trang bị những công nghệ có khả năng phát hiện ánh sáng từ các ngôi sao đầu tiên chiếu sáng trong vũ trụ.
Hệ thống Kính viễn vọng JWST được phóng lên quỹ đạo vào năm 2018 (Ảnh: BBC)
Hệ thống Kính viễn vọng JWST được phóng lên quỹ đạo vào năm 2018 (Ảnh: BBC)
Việc vượt dự toán kinh phí lên đến 2 tỷ USD đã làm cho các chính trị gia muốn hủy bỏ JWST vào năm 2012.
Tuy nhiên, NASA đã quyết liệt bảo vệ JWST, và cho rằng nó là một trong những ưu tiên hàng đầu của NASA.
Hiện JWST đã sẵn sàng hoạt động.
Kính viễn vọng này tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ lớn trong thiên văn học không gian, kết hợp với những hình ảnh lớn nhất từng được gửi vào quỹ đạo. Các máy dò hồng ngoại của nó cho phép những khám phá đáng chú ý về vũ trụ thời kỳ đầu.
JWST đang được NASA chuẩn bị cùng với các đối tác với châu Âu và Canada. Các đối tác đang cung cấp 2 trong số 4 công cụ của kính viễn vọng và tên lửa để phóng JWST vào quỹ đạo. Cam kết này sẽ đảm bảo các nhà thiên văn học sử dụng 15% thời gian quan sát trên đài quan sát.

NASA chọn 3 công nghệ mới để thăm dò vũ trụ

Ngày 22/8, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chọn đồng hồ nguyên tử, thiết kế buồm mặt trời khổng lồ và hệ thống liên lạc laser thế hệ mới là 3 công nghệ bắt buộc phải có để giúp khám phá vũ trụ trong tương lai.
NASA có kế hoạch chi 175 triệu USD vào việc trình diễn 3 công nghệ mới, dự kiến vào năm 2015.
"Việc trình diễn những công nghệ này sẽ cải thiện năng lực thúc đẩy trong không gian, điều hướng và liên lạc của chúng ta, cho phép thực hiện các sứ mệnh tưởng như bất khả thi trong tương lai", chuyên gia công nghệ số 1 của NASA Bobby Braun nói.
Buồm mặt trời NanoSail-D của NASA trên vũ trụ.
Buồm mặt trời NanoSail-D của NASA trên vũ trụ.
Sau khi từ bỏ đội tàu con thoi hồi tháng trước, NASA tập trung vào những đích đến xa hơn trong vũ trụ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ đạo NASA đưa phi hành gia lên tiểu hành tinh vào năm 2025 và sao Hỏa vào giữa những năm 2030.
NASA dự định đưa một buồm mặt trời kích thước lớn chưa từng có – 38m x 38m lên vũ trụ trong 3 năm tới để giúp thực hiện các nhiệm vụ thăm dò không gian, hỗ trợ việc thành lập hệ thống theo dõi thời tiết và dọn rác vũ trụ…
NASA cũng sẽ thực hiện dự án đồng hồ nguyên tử vũ trụ, một dạng đồng hồ nguyên tử thủy ngân-ion hiện nay, nhưng có độ chính xác gấp 10 lần. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện các sứ mệnh trong không gian.
Ngoài ra, NASA sẽ thiết lập hệ thống liên lạc quang học trong vũ trụ, cho phép truyền thông tin trong không gian thông qua các tia laser được mã hóa. Công nghệ mới cho phép tàu vũ trụ truyền dữ liệu với tốc độ cao gấp 100 lần hiện nay.

Pháp-Nga sẽ phóng tàu có người lái lên Sao Hỏa

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết họ sẽ hợp sức với Cơ quan Vũ trụ Nga nhằm phóng tàu có người lái lần đầu tiên lên Sao Hỏa.
Hãng Nhật thư của Anh dẫn lời Tổng giám đốc ESA, ông Jean-Jacques Dordain cho biết cơ quan ông và Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roskosmos) sẽ cùng nhau thực hiện chuyến bay đầu tiên lên Sao Hỏa.
Ông Dordain đưa ra tuyên bố trên khi tham dự cuộc triển lãm hàng không ở Zhukovsky, gần thủ đô Matxcơva. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ về thời gian hay các chi tiết cụ thể khác liên quan đến sứ mệnh trọng đại này, và cũng không nói rõ con tàu vũ trụ của phía nào là lựa chọn cuối cùng thực hiện chuyến bay đến Sao Hỏa.
Pháp-Nga sẽ phóng tàu có người lái lên Sao Hỏa
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các nhà du hành vũ trụ của dự án Sao Hỏa 500 vừa hoàn thành cuộc hành trình ảo kéo dài 442 ngày đến hành tinh đỏ này.
Các nhà du hành vũ trụ tham gia cuộc hành trình ảo trên đã ngồi nguyên vị trí trong một mô hình của Nga ở trái đất để thực hiên các nhiệm vụ như thật trên Sao Hỏa thông với môi trường giả định giống như trên Sao Hỏa.
Theo kế hoạch, dự án Sao Hỏa 500 sẽ kéo dài trong 78 ngày. Roskosmos và ESA sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khi NASA dự kiến sẽ tạo ra một thế hệ tàu vũ trụ mới có khả năng thực hiện các sứ mệnh không gian sâu hơn thông qua các chuyến bay đi vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Những kế hoạch này của Mỹ sẽ do các hãng tư nhân thực hiện sau khi nước này ngừng chương trình tàu con thoi của mình.

Khí cầu du lịch cận vũ trụ

Không cần nhờ tới công nghệ tên lửa, hành khách vẫn có thể hưởng một chuyến du lịch xanh thân thiện với môi trường cận vũ trụ độc đáo nhờ khinh khí cầu tao nhã chạy bằng khí heli được sản xuất bởi một công ty Tây Ban Nha.
Khinh khí cầu heli được thiết kế bởi hãng Zero2infinity để đưa hành khách lên độ cao 36km, cận vũ trụ. Năm ngoái, mô hình thí nghiệm đã được đưa lên độ cao 33km thành công. Công ty này dự kiến những tour đầu tiên sẽ bắt đầu sau năm 2013, thông tin trên trang Zigmag cho hay.
Khí cầu heli có thể được đưa lên độ cao 36km, vùng cận vũ trụ phục vụ du lịch và nghiên cứu khí hậu. (Ảnh: Gizmag)
Khí cầu heli có thể được đưa lên độ cao 36km, vùng cận vũ trụ phục vụ du lịch và nghiên cứu khí hậu. (Ảnh: Gizmag)
Khí cầu heli có kết cấu bốn bộ phận gồm hệ thống lái, hệ thống kết nối, cabin và hệ thống hạ cánh. Cánh buồm là phần trên cùng có chu vi 129 mét được bơm đầy khí heli.
Cánh buồm này có khả năng chở một phòng cabin chu vi 4,2 mét sức chứa tối đa cho sáu người, bốn hành khách và hai phi công. Buồng cabin có cửa sổ toàn cảnh bằng kính trong suốt giúp ngắm cảnh quan. Du khách có thể di chuyển theo nhóm bốn người hoặc được tách ra thành hai cặp theo vị trí ghế ngồi nếu thích có không gian riêng tư.
Hệ thống hạ cánh bao gồm bộ phận dù bên trên và 8 túi khí hấp thụ va đập bên dưới cabin. (Ảnh: Gizmag)
Hệ thống hạ cánh bao gồm bộ phận dù bên trên và 8 túi khí hấp thụ va đập bên dưới cabin. (Ảnh: Gizmag)
Ngoài ra, bộ phận kết nối cánh buồm và cabin được trang bị công nghệ tiên tiến nhất. Nó hoạt động như hệ thống kiểm soát tàu, có khả năng hoạt động trong thời tiết khắc nghiệt và các tình huống khẩn cấp khác. Vật liệu chế tạo cánh buồm là một chất đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi áp suất bên ngoài.
Cuối cùng là hệ thống hạ cánh giúp con tàu đáp xuống mặt đất an toàn. Hệ thống hãm tốc độ và hệ thống chống dò hơi đảm bảo độ an toàn của khí cầu.
Yêu cầu duy nhất là hành khách chỉ cần trải qua hai giờ huấn luyện trước khi lên khí cầu vào đêm trước khi bay để làm quen với hệ thống an toàn của khí cầu.
Khí cầu sẽ mất khoảng một giờ để bay lên từ mặt đất cho đến độ cao 36km mà không tạo ra tiếng ồn hoặc khí thải nào. Ở độ cao này, hành khách được phục vụ bữa ăn trong khi ngắm cảnh, bao gồm đường cong của trái đất, những lớp khí quyển mỏng màu xanh lam và những ngôi sao lấp lánh trong ánh sáng ban ngày.
Ngắm toàn cảnh vũ trụ qua cửa sổ kính toàn trong suốt. (Ảnh: Gizmag)
Ngắm toàn cảnh vũ trụ qua cửa sổ kính toàn trong suốt. (Ảnh: Gizmag)
Sau khi du ngoạn khoảng hai giờ, khí cầu sẽ bắt đầu hạ độ cao bằng cách mở lỗ thông khí heli từ cánh buồm, quá trình này mất khoảng 1 giờ. Cánh buồm lúc đó sẽ được rũ bỏ nhẹ nhàng để khí cầu rơi trở lại Trái đất, trải nghiệm 25 giây thay đổi mức độ trọng trường từ không cho đến lực hấp dẫn của Mặt trăng và lực hấp dẫn của Sao Hỏa.
Sau 10 phút, một chiếc dù sẽ được dựng lên, tiếp tục lái cabin xuống trái đất trong vòng 30 phút đến một trong những địa điểm đỗ được xác định trước. 8 túi khí có lỗ thông được triển khai ở dưới đáy của cabin giúp giảm sức va đập khi chạm đất.
Ngoài phục vụ du lịch, khí cầu này cũng được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khí hậu. Hiện nay, giá đặt trước cho mỗi chuyến bay du lịch là 158.000 USD.

Robot giống người thức dậy trong vũ trụ

Hôm qua, bộ phận điều khiển mặt đất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên kích hoạt Robonaut kể từ khi con robot hình người đầu tiên được đưa lên Trạm Vũ trụ quốc tế hồi tháng 2.
Việc đầu tiên là cấp điện cho toàn bộ hệ thống của Robonaut. Tuần sau, robot sẽ được ra lệnh di chuyển.
Bốn camera trong vai trò mắt của Robonaut được bật lên. Một camera hồng ngoại đặt trong miệng robot cũng được kích hoạt. Robonaut sẽ hoạt động với vai trò trợ thủ của phi hành gia.
Robonaut
Robonaut
Bộ phận điều khiển đã bật hệ thống máy tính chính trong bụng Robonaut và hơn 30 bộ vi xử lý gắn trong 2 tay của người máy dùng để kiểm soát các khớp nối.
Ngày 1/9, các nhân viên điều khiển mặt đất sẽ ra lệnh cho Robonaut cử động ngón tay, bàn tay và cánh tay. "Nó ngủ khoảng 1 năm rồi nên cần duỗi tay duỗi chân 1 tý. Giống như phi hành gia phải làm quen môi trường không trọng lực, robot của chúng tôi phải làm tương tự, lắc lư một tí và học cách di chuyển", Nicolaus Radford, Phó giám đốc dự án robot của NASA, cho biết.
Hiện nay, Robonaut mới được hoàn thiện từ phần eo trở lên. Nó cao 1m và nặng xấp xỉ 150kg. Tay robot dài 81,3cm. Đôi chân của Robonaut đang được thiết kế và sẽ hoàn thành năm 2013.
Ông Radford nói, đầu năm tới, Robonaut sẽ đo vận tốc không khí trong trạm vũ trụ và vài việc lặt vặt khác. Tương lai, robot sẽ được cải tiến để bước ra ngoài khoảng không thực hiện một số nhiệm vụ của phi hành gia.







__._,_.___
Recent Activity:
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment