Tuesday, March 29, 2011

về potassium idodide với 2 chất Iod 131 và Cs 137,134

Sông Hồng nói:

Kính gởi TS Nguyễn Đình Đăng, thật cám ơn bài viết có tính trung thực và dễ hiểu của bác về các tình hình lẫn quá trình xảy ra ở NHDNT Fukushima. Cháu chỉ xin có một thắc mắc, đó là chất potassium iodide theo 1 số nguồn tin khoa học, cho rằng, chất này không có tác dụng ngăn được phóng xạ? Ngoài ra, viec sử dụng không có hướng dẫn và trong tình trạng đồn thổi ồ ạt kéo nhau sử dụng ở nhiều nơi vậy có an toàn cho sức khỏe không ạ? Mong được bác giúp đỡ giải thích thêm về tác động của potassium idodide với 2 chất Iod 131 và Cs 137,134 , cháu xin chân thành cám ơn bác!

  • Nguyễn Đình Đăng nói:

    Potassium iodide (KI) là muối của iodine bền vững I-127 (không phóng xạ). Cơ thể cần I-127 để tạo nên hormones tuyến giáp (thyroid hormones).

    Sự cố tại lò phản ứng hạt nhân làm iodine phóng xạ I-131 thoát ra ngoài không khí, thâm nhập cơ thể người qua đường hô hấp (thở hít), tiêu hoá (ăn, uống). Khi đó tuyến giáp hấp thụ I-131, và sẽ bị tổn thương, có thể bị ung thư. I-131 có thời gian bán hủy (half-life) tương đối ngắn (khoảng 8 ngày). Vì thế không còn nhiều I-131 trong các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và đã được làm lạnh (cooled spent fuel).

    Tuyến giáp hấp thụ, không phân biệt, cả I-127 và I-131. Potassium iodide (KI) có tác dụng cản không cho I-131 không thâm nhập vào tuyến giáp theo cơ chế đơn giản như sau. Khi uống một liều lượng potassium iodide (KI) đủ lớn, I-127 trong KI được tuyến giáp hấp thụ. Vì I-127 là nguyên tố bền vững, tuyến giáp trở nên “no” iodine, không thể hấp thụ iodine được nữa trong vòng 24 giờ, bất kể đó là iodine bền vững hay iodine phóng xạ.

    Thực ra muối ăn chứa iodine (iodized table salt) của chúng ta cũng có chứa một lượng iodine đủ cho sức khoẻ chúng ta trong điều kiện bình thường, nhưng không đủ nhiều iodine đế cản iodine phóng xạ.

    Potassium iodide (KI) chỉ cản không cho I-131 xâm nhập tuyến giáp (thyroid gland), chứ không bảo vệ được các bộ phận khác và cũng không chống được tác hại của các nguyên tố phóng xạ khác.

    Chú ý:
    1 – Chỉ được uống potassium iodine (KI) theo chỉ dẫn của bác sĩ và KI chỉ có tác dụng trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ độ cao. Uống KI khi không cần thiết có thể gây hại cho sức khoẻ.

    2 – Chỉ những người dưới 40 tuổi mới có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến giáp vì nhiễm iodine 131, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nguy cơ này ở những người trên 40 tuổi là rất nhỏ.

    (Xem chi tiết tại http://www.nirs.go.jp/data/pdf/iodine.pdf)




nguồn: trang blog của Nguyễn Đình Đăng

No comments:

Post a Comment