Wednesday, March 16, 2011

Nghĩ gì về nhà máy nguyên tử năng ở Việt Nam?

From: Trinh Lequoc
To: HongLeTho
Sent: Tue, March 15, 2011 8:25:22 PM
Subject: FW: DHN o VN

Gui anh Tho doc va cho cac anh chi trong danh sach.

Cam on,

Trinh

====================================================

Nghĩ gì về nhà máy nguyên tử năng ở Việt Nam?

Khi mới nghe tin nhà máy ĐNH (Điện Hạt Nhân) Fukushima ở Nhật bắt đầu gặp sự cố nghiêm trọng và báo chí Canada đã có bài viết khoa học trả lời những câu hỏi về nguy cơ "nổ lò nguyên tử" tôi đã trích dẫn bài báo này gửi ngay về VN cho tờ báo SaiGon Giai Phong online xem như là một ý kiến đóng góp của một độc giả từ Canada . Thế nhưng qua ba ngày tôi vẫn không thấy động tĩnh chi cả, vào SGGP vẫn thấy chính quyền Hà Nội ra thông báo về ĐHN, xin trích dẫn cho bà con cô bác biết

_______________________________________________


4 lý do để xây dựng nhà máy điện hạt nhân


Thứ bảy, 12/03/2011, 02:02 (GMT+7)

(SGGP). – Ngày 11-3, Trung tâm Nghiên cứu phát triển truyền thông (thuộc Bộ KH-CN) đã tổ chức giao lưu trực tuyến “Hướng tới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam”. Đến thời điểm này, Việt Nam đang trên lộ trình tiến đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến khẳng định, tại thời điểm này Việt Nam có 4 lý do để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm: các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; năng lượng hạt nhân hiện nay đã đảm bảo tính an toàn cao và hiệu quả kinh tế cũng cao; điện hạt nhân giảm được khí thải nhà kính.



PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho rằng lợi ích trước tiên của việc phát triển điện hạt nhân là góp phần đảm bảo về an ninh cung cấp điện năng cho đất nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo ông Tấn, vẫn tồn tại những khó khăn đối với Việt Nam. “Điện hạt nhân là một công nghệ mới đối với chúng ta. Chúng ta còn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt những nhân lực có trình độ cao về điện hạt nhân. Chúng ta còn thiếu những khuôn khổ pháp lý cần thiết mà hiện nay vẫn đang phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, năng lực tài chính của chúng ta cũng hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư dự án điện hạt nhân rất lớn” – PGS-TS Vương Hữu Tấn khẳng định.



TS Hoàng Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ KH-CN) cho biết, diện tích cho mỗi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân khoảng 500ha. Theo kế hoạch, số hộ dân cần di dời để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là 156 hộ (khoảng 650 người) và dự án Ninh Thuận 2 là 611 hộ (trên 2.000 người).



Công tác tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cho dự án đang được tích cực chuẩn bị để đảm bảo tiến độ. Theo kế hoạch, năm 2014 Việt Nam sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và sau năm 2020 tổ máy đầu tiên có thể phát điện.



TRẦN LƯU (SGGP - 12-03-2011)

(www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2011/3/252705/)

__________________________________________________



Vì vậy tôi đề nghị DanChimViet cho đăng bài này lên Trang Nhà như một chứng cớ cho thấy báo chí "lề phải" và Nhà Nước VN vẫn còn cố tình bưng tai bịt mắt trước những thảm hoạ vô cùng nguy hiểm cho hàng triệu người dân miền Trung nói riêng và cho toàn thể nhân dân VN nói chung, tôi còn giữ E-Mail làm bằng chứng SaiGon Giải Phóng đã chấp nhận thư góp ý của tôi (confirmation).



Theo dõi sát sao những gì đang xảy ra trong các lò nguyên tử của Nhật Bản sau cơn động đất và sóng thần, chúng ta đều thấy hiểm hoạ "bom nguyên tử" đang lơ lửng trên đầu người dân Nhật, toàn thế giới đang nín thở theo dõi và hạm đội Mỹ đã phải rời xa bờ biển Nhật sau khi tham gia cứu trợ vì bị nhiễm phóng xạ, thế mà nhà cầm quyền VN vẫn tiếp tục làm ngơ, giả câm giả điếc.



Trước động thái ngoan cố này, tôi suy đoán ra rằng Nhà Nước VN dưới quyền lãnh đạo của ĐCS đã cố tình đưa đất nước vào con đường chính trị phiêu lưu mạo hiểm. Họ muốn mượn sự hiện diện của Nga Sô (xây lò nguyên tử, cung cấp vũ khí, bảo trì hải cảng Cam Ranh) để làm đối trọng với áp lực của TQ ngoài Biển Đông, trong tương lai (10-20 năm) họ hy vọng sẽ chế tạo được bom nguyên tử để dằn mặt ngoại bang phương Bắc. Đường lối chính trị này, thêm một lần nữa, chứng tỏ ĐCS VN chỉ biết nghĩ đến quyền lợi đảng phái mà bỏ quên sự an toàn của người dân, luôn tìm cách dựa vào thế lực ngoại bang để giữ quyền thống trị độc tài, độc đảng trong nước. Nguy hiểm bậc nhất là VN không hề có một nền giáo dục khoa học kỹ thuật căn bản để đào tạo những chuyên gia kinh nghiệm, kiến thức có khả năng điều hành và bảo trì nhà máy ĐNH. Chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi là toàn bộ nhà máy mất kiếm soát gây nên nhiều sự cố dây chuyền cuối cùng dẫn đến thảm hoạ khôn lường, hãy nhớ đến Chernobyl (Liên Xô 26-04-1986), Three Mile Island (Mỹ 28-03-1979) và Fukushima ngày hôm nay để làm bài học để đời.



Nhà nước VN hãy còn thì giờ suy nghĩ và lấy quyết định nhanh chóng trước khi đặt viên đá đầu tiên khởi công xây nhà máy ở Bình Thuận.



Japon : la centrale nucléaire de Fukushima en dix questions
La Presse (Canada) - Publié le 13 mars 2011 à 07h46 Mis à jour à 07h46




Le séisme et le tsunami, qui a noyé les circuits de refroidissement, ont provoqué une crise inquiétante sur les réacteurs 1 et 3 de la centrale nucléaire de Fukushima (Photo AFP)

Le séisme et le tsunami, qui a noyé les circuits de refroidissement, ont provoqué une crise inquiétante sur les réacteurs 1 et 3 de la centrale nucléaire de Fukushima (250 km au nord-est de Tokyo). Quelles sont les causes possibles de cet accident? Les scénarios envisageables ? Et les conséquences?

Q: Comment est protégé le réacteur d'une centrale nucléaire ?

R: La matière radioactive est séparée de l'environnement par trois barrières: le «crayon» qui enveloppe l'uranium (sous forme de pastilles); la cuve et enfin l'enceinte de confinement. Au Japon, elle est constituée d'un «liner», ou «peau métallique», ancré dans des parois en béton et fermé d'un couvercle. Ce liner est muni de capteurs.

Q: Que se passe-t-il en cas de séisme comme au Japon?

R: Dès qu'une secousse est détectée, les capteurs déclenchent des barres constituées de matériaux «neutrophages» qui s'insèrent automatiquement dans le réacteur et évitent la propagation de la réaction nucléaire. Le réacteur est de facto à l'arrêt. Cette première parade a très bien fonctionné au Japon. Cependant, la réaction nucléaire continue à un niveau beaucoup plus faible et il faut alors refroidir le réacteur. Mais le système principal et celui de secours ont été vraisemblablement endommagés par le séisme.

Q: Pourquoi injecte-t-on de l'eau de mer?

R: Le tsunami qui a envahi la région a endommagé les circuits de refroidissement et les circuits de secours (diesel). Les réacteurs ont continué à chauffer, avec des températures de l'ordre de 1.000 degrés. Les barres de combustibles se trouvent alors partiellement émergées (des trois-quarts dans la nuit de dimanche sur le réacteur numéro 3) et ont commencé à se dégrader. Les opérateurs japonais ont alors injecté de l'eau de mer borée - le bore étant un élément chimique qui absorbe les neutrons et freine la réaction nucléaire.

Q: A quoi est due l'explosion du réacteur numéro 1 ?

R: Une réaction chimique due à la dégradation des barres de combustibles et à la baisse du niveau d'eau a provoqué la production d'hydrogène: c'est lui qui a vraisemblablement déclenché l'explosion quand il s'est répandu dans l'enceinte de confinement. Un scénario similaire était susceptible de se reproduire dimanche dans le réacteur numéro 3.

Les opérateurs ont alors libéré une partie des gaz contenus dans l'enceinte de confinement, mélange de vapeur d'eau, d'éléments radioactifs -césium, iode radioactif, crypton...- et d'hydrogène.

Q: A quoi est liée l'explosion survenue samedi dans le réacteur numéro 1?

R: Vraisemblablement, le gaz produit a été évacué dans la partie supérieure du réacteur et a fait sauter un panneau soufflant qui le recouvre. L'explosion aurait donc des causes chimiques (l'hydrogène) et ne serait pas liée à une réaction nucléaire. L'enceinte de confinement est intacte car le taux de radioactivité mesuré est plutôt faible. Il s'agit donc d'une explosion de nature chimique et non d'origine nucléaire.

Q: Qu'est-ce qu'une fusion au sein d'un réacteur ?

R: La fusion correspond à la surchauffe du combustible qui commence à fondre et à couler, comme une bougie. Il devient alors difficile à refroidir et les gaines qui retiennent les produits radioactifs se désagrègent à leur tour. Les produits radioactifs risquent de passer dans l'eau qui circule théoriquement en circuit fermé.

Q: Y a-t-il actuellement fusion au sein du réacteur japonais ?

R: Très probablement dans le réacteur no 1 selon les informations disponibles. Si c'est le cas, elle se traduira par la présence d'un magma appelé corium, qui résulte de la fusion des métaux présents et de l'uranium lui-même.

Le corium risque alors de percer la cuve en la chauffant et de se retrouver directement dans l'enceinte de confinement. Ce qui provoquerait des rejets massifs d'éléments radioactifs dans l'environnement.

Q: Cette situation est-celle comparable à celle de Tchernobyl en 1986?

R: Non, car la centrale de Tchernobyl ne disposait pas d'enceinte de confinement mais d'une simple chappe de béton. En outre, à Tchernobyl, il s'agissait d'un emballement de la réaction nucléaire, avec un réacteur en surchauffe, alors qu'au Japon les réacteurs ont été arrêtés 24 heures avant l'explosion.

Q: Cette situation est-elle comparable à celle de Three Mile Island (TMI) aux Etats-Unis en 1979?

R: En partie, puisqu'il y avait eu fusion, avec du corium retrouvé au fond de la cuve. L'enceinte de confinement avait résisté.

Mais on a déjà dépassé le niveau de la catastrophe de TMI car il n'y avait pas eu là-bas, ou très peu, de pressurisation de l'enceinte de confinement (évacuation de vapeur).

Q: Y a-t-il eu relâchement d'éléments radioactifs?

R: Oui, avec un relâchement volontaire de vapeur pour éviter que le bâtiment ne se fendille, et avec la vapeur d'eau contaminée qui est sortie de la centrale après l'explosion du bâtiment du réacteur. Tant qu'il n'y aura pas de rétablissement du refroidissement, d'autres relâchements de vapeur contaminée seront inévitables pour éviter un accident majeur.

(Sources contactées par l'AFP: Jean-Mathieu Rambach, ingénieur expert en génie civil et Jérôme Joly, directeur de l'expertise nucléaire à l'Institut de Radioprotection et de Sûreté Nucléaire (IRSN); Olivier Gupta, directeur-général de l'Autorité de Sûreté du nucléaire (ASN); et Bertrand Barré, conseiller scientifique chez Areva.)



Le Quoc Trinh, Canada

15-03-2011

No comments:

Post a Comment